Trung Tâm Cứu Hộ Ôtô Bảo Việt Phúc Sinh

Cứu hộ giao thông toàn miền bắc 24/24h Gọi ngay 098.812.5599 - 091.222.5977 - 0888.159.566  nhanh chóng uy tín chất lượng .

  Trung Tâm Cứu Hộ Ôtô Bảo Việt Phúc Sinh ĐT 098812559 - 0912225977 xin gửi tới Quý Khách hàng lời chào trân trọng và lời chúc sức khỏe chân thành nhất.

Được thành lập với lĩnh vực Chuyên cứu hộ xe ô tô uy tin 24/24 Tel  098.812.5599 - 091.222.5977 cùng sửa chữa, bảo dưỡng, làm mới, trung đại tu xe hơi tại TP Hòa Bình và khu vực Tây Bắc.

Cứu hộ ôtô Phúc Sinh

Với gara và nhà xưởng bảo dưỡng lớn , trang thiệt bị hiện đại cùng kinh nghiệm hàng chục năm trong nghề là thế mạnh vì vậy Phương châm của Trung Tâm Cứu Hộ Ôtô Bảo Việt Phúc Sinh hướng tới là:
Chất lượng: Là ưu tiên số 1, đảm bảo tốt nhất chất lượng dịch vụ và chất lượng khách hàng.

Nhân Sự: Đội ngũ nhân viên cứu hộ của chúng tôi đã qua đào tạo chuyên nghiệp, các cán bộ công nhân viên, kỹ thuật viên có bằng cấp, có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực ô tô và được đào tạo bài bản trong các hãng ô tô có thương hiệu, uy tín trong và ngoài nước.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc: Chúng tôi sử dụng hệ thốngnhững thiết bị chuyên dụng cứu hộ được nhập khẩu tại các hảng sản xuất nổi tiếng của Mỹ, Nhật đầy đủ theo quy chuẩn Các máy đọc, xóa lỗi hiện đại đáp ứng cho các dòng xe cao cấp hiện nay.nên có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng.

Giá cả: Cạnh tranh, hợp lý và tối ưu hóa chi phí cho khách hàng.

Dịch vụ Cứu hộ :  Nhanh chóng, an toàn, tận tâm, Luôn có mặt và tiếp cận hiện trường kịp thời phục vụ quý khách hàng 24/24

Sứ mệnh :

- Góp phần hạn chế tình trạng ách tắc, tai nạn giao thông kẹt xe trên địa bàn TP.Hòa Bình và các tỉnh khu vực Tây Bắc.

- Khắc phục khó khăn, sự cố giao thông cho khách hàng một cách nhanh chóng và tốt nhất.

Khách hàng cần giúp đỡ hay góp ý xin vui lòng liên hệ địa chỉ dưới đây để được phục vụ tốt nhất.
Trung Tâm Cứu Hộ Ôtô Bảo Việt Phúc Sinh
GARA Ô TÔ PHÚC SINH
Địa chỉ : - Địa chỉ : Số nhà 152 , tổ 15 phường Đồng Tiến, TP Hòa Bình
Điện thoại : 02183 852183
Hotline : 0988125599 - 0912225977
E-mail : phucsinh.1234@gmail.com
Website : www.cuuhootophucsinh.com
Chia sẻ:

Sửa chữa - bảo dưỡng

Gara ô tô Phúc Sinh  chuyên cung cấp dịch vụ sửa chữa ô tô , làm  mới các loại, với hơn 5000 m² diện tích nhà xưởng, các trang thiết bị được đầu tư khang trang, hiện đại và với đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật viên lành nghề giàu kinh nghiêm và cực kỳ chuyên nghiệp.



QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG - SỬA CHỮA

1. Chạy rà trơn:

Không cần chạy rà trơn tại chỗ, trong 1000 km đầu tiên khi vận hành cần lưu ý:

Không chạy quá nhanh, ga quá lớn.

Chỉ nên chở 80% tải trọng thiết kế.

Luôn thay đổi tốc độ (chế độ làm việc động cơ).

Không phanh đột ngột (trừ trường hợp cần thiết.

Sau khi chạy được 1000km cần kiểm tra cầu sau, điều chỉnh, siết chặt bánh răng vành chậu quả dứa.

CHÚ Ý:

Để đảm bảo an toàn và độ bền của động cơ có Turbo, trước khi tắt máy phải để máy hoạt động về chế độ không tải (garanti) trong thời gian 1 phút rồi tắt máy.

2. Bảo dưỡng thường xuyên: (Sau mỗi hành trình hoạt động không quá 400km)

Kiểm tra chế độ làm việc của tất cả các đồng hồ, đèn báo, còi, gương, đèn chiếu sáng, đèn soi biển số, các khóa và chốt cửa, hơi lốp, xả nước bình hơi,...

Kiểm tra hệ thống lái: các đầu rô-tuyn, ba ngang, ba dọc, bơm trợ lực lái, độ rơ vành tay lái. Kiểm tra mức dầu nhờn, nước làm mát, ắc-qui, các khớp nối chữ thập, trục tay lái, trục truyền lực chính, hành trình tự do của bàn đạp côn, phanh, ga, cần số.

- Khi kiểm tra nếu bộ phận, chi tiết nào chưa đảm bảo thì phải điều chỉnh, sửa chữa ngay, xong mới cho xe vận hành tiếp.

3. Bảo dưỡng cấp I: (định ngạch 2500 ¸ 3000 km)

3.1. Chế độ vệ sinh:
Quét dọn, lau rửa trong và ngoài xe, sắp xếp lại ghế nệm, buồng lái, thùng xe cho gọn gàng ngăn nắp.

3.2. Chế độ kiểm tra dầu, mỡ, nước:

Kiểm tra số lượng, chất lượng dầu máy, dầu cầu, dầu hộp số, dầu bơm hơi, dầu bơm cao áp, dầu trợ lực lái.Sau khi kiểm tra, nếu quá bẩn hoặc bị lẫn nhiều tạp chất không bảo đảm độ nhớt thì phải thay thế, nếu thiếu thì phải bổ sung cho đủ, nếu thừa thì phải tìm nguyên nhân và xử lý.

- Tháo rửa và kiểm tra các cốc lọc, ruột lọc nhiên liệu, dầu nhờn và các bầu lọc khí.

- Kiểm tra các ống dẫn nhiên liệu, dầu nhờn, nước,.... và các đầu nối nếu rò rỉ phải sửa chữa ngay.

- Kiểm tra chất lượng và số lượng nước làm mát, nước bình điện, nếu thiếu thì phải bổ sung cho đủ, nếu lẫn tạp chất thì phải thay thế.

- Bơm mỡ bổ sung vào toàn bộ các vú mỡ ở trục chữ thập tay lái, ổ bi trục truyền lực chính, các khớp quả táo của hệ thống lái,....

- Kiểm tra toàn bộ roăng, phớt, nắp che bụi, nếu có hiện tượng chảy dầu mỡ thì phải sửa chữa ngay, nếu quá rách thì phải thay thế, kiểm tra độ căng và chất lượng các dây đai truyền chạy máy phát điện, bơm nước và máy điều hòa nếu chùng thì phải tăng thêm, nếu hỏng thì phải thay thế.

- Kiểm tra hệ thống ống dẫn khí của máy điều hòa...

- Kiểm tra các cánh quạt gió.

3.3. Chế độ kiểm tra xiết chặt:

- Kiểm tra và xiết chặt lại toàn bộ các bu-lông, đai ốc của hệ thống dẫn hướng, hệ truyền lực, cơ cấu treo, giảm xóc, chân máy, chân két nước, nắp ca-pô. Kiểm tra các chốt chẻ và chốt hãm, nếu thấy không đảm bảo thì phải sửa chữa và thay thế ngay.

- Kiểm tra xiết chặt các bu-lông, đai ốc lắp giữ các tổng thành (máy, hộp số, cầu trước, cầu sau...) và các chi tiết như: máy phát, động cơ khởi động, bơm nước, bơm hơi, hộp lái,..

3.4. Kiểm tra và hiệu chỉnh các chế độ làm việc:

- Kiểm tra và hiệu chỉnh bơm cung cấp nhiên liệu, bơm cao áp, kim phun, căn chỉnh đúng chế độ làm việc. Kiểm tra súc rửa thùng nhiên liệu.

- Kiểm tra và hiệu chỉnh chế độ làm việc máy phát điện, rơ-le, tiết chế, công tắc khởi động, các đầu nối dây dẫn máy khởi động, nếu hỏng phải sửa chữa, thay thế, hiệu chỉnh để đạt các chế độ làm việc ổn định và bình thường, điều chỉnh chế độ làm việc không tải.

- Kiểm tra và hiệu chỉnh chế độ làm việc của máy nén khí, điều tiết hơi.

- Kiểm tra và điều chỉnh hệ thống phanh như khe hở má phanh, tổng phanh, các cơ cấu cụm phanh, độ kín của các đường ống dẫn hơi. Kiểm tra và hiệu chỉnh ly hợp.

- Kiểm tra và hiệu chỉnh hệ chiếu sáng, báo hiệu, gạt nước,...

3.5. Kết thúc bảo dưỡng cấp I:

Thực hiện hết các nội dung của bảo dưỡng thường xuyên.

4. Bảo dưỡng cấp II:(định ngạch 7500 ¸ 9000 km)

Thực hiện đầy đủ nội dung bảo dưỡng cấp 1 và thực hiện thêm các phần sau:

4.1. Thay dầu máy:

Xả hết dầu cũ, súc rửa bằng dầu ma-dút, súc mạnh, sau đó đổ dầu nhờn đúng số lượng và chủng lọai cho từng mác xe.

4.2. Kiểm tra dầu cầu, dầu hộp số, bơm cao áp, bơm hơi, trợ lực lái:

Nếu quá bẩn phải thay thế, nếu thiếu phải bổ sung cho đủ.

4.3. Thay nước làm mát:

Xả hết nước cũ, kiểm tra các đường ống dẫn nước, xiết lại các cô-liê, nếu rò rỉ phải thay thế. Phải dùng nước sạch, không dùng nước chua, mặn, nhiều kiềm,... Trường hợp pha chế thêm thì phải đúng chủng lọai và tỷ lệ dung dịch.

4.4. Thay mỡ:

Toàn bộ các ổ bi, ổ bạc ở moay-ơ, các-đăng, máy phát, máy khởi động, các khớp quả táo tay lái, chốt trụ đứng, ắc nhíp,... cần được tháo rời toàn bộ, rửa sạch vú mỡ cũ, kiểm tra chất lượng các vòng bi, các chi tiết khác, nếu không đảm bảo kỹ thuật thì phải sửa chữa hoặc thay thế. Sau đó tra mỡ mới đúng chủng loại với từng ổ, lắp ráp, hiệu chỉnh.

Kết hợp kiểm tra má phanh, đinh tán, lò xo, cơ cấu cam phanh. Kiểm tra trống phanh, nếu có hiện tượng mòn không đều thì phải láng lại, sau đó rà lại má phanh, hiệu chỉnh khe hở má và trống phanh.

4.5. Kiểm tra các chốt trụ đứng:

Kiểm tra chốt và bạc chốt nếu không đảm bảo thì phải sửa chữa hoặc thay thế, sau đó lắp ráp và hiệu chỉnh, điều chỉnh lại độ chụm của bánh dẫn hướng, kết hợp đảo lốp, kiểm tra chia đúng góc lái và độ rơ vành tay lái.

4.6. Kiểm tra sửa chữa nhíp, giảm xóc:

Tháo, lau chùi các lá nhíp, nếu nứt gãy phải thay thế, nếu độ cong và độ đàn hồi của lá nhíp không đảm bảo thì phải lốc lại, thay thế.

Kiểm tra lại bu-lông xuyên tâm nhíp, quang ốc nhíp, mỏ ắc nhíp, bạc nhíp và các ắc nhíp, nếu vỡ, mòn nhiều thì phải sửa chữa hoặc thay thế, nếu có điều kiện thì giữa các lá nhíp bôi một lớp mỡ chì. Khi lắp ráp chú ý xiết đủ lực, căn chỉnh không được để lệch cầu.

4.7. Súc rửa và nạp lại bình ắc-qui.

4.8. Kiểm tra li hợp và hộp số:

Tháo toàn bộ li hợp, kiểm tra đĩa ma sát, nếu quá mòn hoặc nứt, vỡ thì phải thay thế, nếu bề mặt không đều thì phải láng lại tấm ép. Kiểm tra bề mặt làm việc của khớp then hoa, trục sơ cấp hộp số, côn, bi tê, lanh-ghê côn, nếu không đảm bảo thì phải sửa chữa hoặc thay thế.

4.9. Kiểm tra và xiết lại cổ hút, xả, nắp xi-lanh, điều chỉnh lại khe hở xu-páp.

4.10. Kiểm tra và sửa chữa hệ thống phanh:

Gồm tổng phanh, điều tiết hơi, bát phanh, các ống dẫn, bình hơi, nếu kém hiệu lực thì phải thay thế ngay.

4.11. Kết thúc quá trình bảo dưỡng cấp II:

Thực hiện đầy đủ nội dung sửa chữa thường xuyên.

HƯỚNG DẪN AN TOÀN

1. Búa sự cố:

Búa sự cố được trang bị 05 cái lắp hai bên thành xe, phía trên trụ khung kính cửa sổ. Khi sự cố xảy ra, hành khách dùng búa đập vỡ kính cửa thoát hiểm (có bảng chỉ dẫn trên xe) và phải nhanh chóng thoát ra khỏi xe.

2. Dây đai an toàn cho người lái:

Trong lúc lái xe, người lái phải luôn thắt dây đai an toàn để tránh phần đầu và ngực bị va đập mạnh vào vô-lăng khi xảy ra sự cố.

3. Bình cứu hỏa:

Được lắp ngay sau ghế lái, có thể tháo lấy sử dụng dễ dàng khi trên xe xảy ra hỏa hoạn.

4. Hộp cứu thương:

Lắp phía sau ghế lái, có hình chữ thập đỏ. Trong hộp cứu thương luôn cần có một số lọai thuốc thông dụng (chống say xe, đau bụng, cảm sốt...), thuốc sát trùng, bông băng,... dùng cho hành khách và người lái./.

Liên hệ : Trung Tâm Cứu Hộ Ôtô Bảo Việt Phúc Sinh
GARA Ô TÔ PHÚC SINH
Địa chỉ : Số nhà 152 , tổ 15 phường Đồng Tiến, TP Hòa Bình
Hotline : 0988125599 - 0912225977
Chia sẻ:

CỨU HỘ 24/24

 Cứu hộ giao thông, là công việc mà những người trong nghề có thể được gọi là những anh hùng xa lộ. Cứu hộ giao thông toàn miền bắc 24/24h Gọi ngay O98.812.5599 - O91.222.5977 - O888.159.566 nhanh chóng uy tín chất lượng . Bởi ngoài những tình huống cần đến cứu hộ giao thông như hỏng hóc xe ngang đường, xe bị ngập nước, xe bị nổ lốp… thì còn có cả những trường hợp là những tai nạn giao thông, những vụ người bị mắc kẹt trong xe. Những lúc như thế người ta mới thấy tầm quan trọng của nghề cứu hộ này nhiều vất vả và cũng lắm chuân chuyên.


Để có được thành quả đó là sự đóng góp của đội ngũ công nhân lái xe lành nghề cùng với hệ thống trang thiết bị hiện đại: thiết bị kẹp chặt lốp xe khi kéo đảm bảo an toàn tuyệt đối trên đường, thiết bị khoá cứng vô lăng khi kéo xe ngược, thiết bị chuyên dùng để cẩu các loại xe dễ hỏng như xe du lịch, xe khách, xe bảo ôn... Thiết bị phá khung vỏ xe để cứu người. Bộ đồ cứu thương để sơ cấp cứu người bị nạn. Các loại cáp, xích hợp kim, móc, khoá, dây chuyên nghành cho nghề cứu hộ. Chúng tôi ngày càng khẳng định được thương hiệu và uy tín trên thị trường.

Trung Tâm Cứu Hộ Ôtô Bảo Việt Phúc Sinh chuyên cứu hộ ô tô Hà Nội - Hòa Bình - Sơn La, cứu hộ ô tô khu vực Tây Bắc , cứu hộ ô tô đường 6, luôn luôncứu hộ 24/24h

Phương châm phục vụ:

- Nhanh chóng và Kịp thời 24/24h

- Chất lượng phục vụ và Giá cả cạnh tranh nhất

- Xe cứu hộ của Phúc Sinh với diện tích thiết kế phù hợp các loại xe từ 4 -16 chỗ.

Trung Tâm Cứu Hộ Ôtô Bảo Việt Phúc Sinh
GARA Ô TÔ PHÚC SINH
Địa chỉ : Số nhà 152 , tổ 15 phường Đồng Tiến, TP Hòa Bình
Điện thoại : 02183 852183
Hotline : 0988125599 - 0912225977
E-mail : phucsinh.1234@gmail.com
Website : www.cuuhootophucsinh.com
Chia sẻ:

Mối nguy hiểm khi bật điều hòa ngủ trong ô tô được chuyên gia phân tích

Bật điều hòa ngủ trong ô tô là thói quen của một số chủ sở hữu. Điều này khiến người trong xe có khả năng bị hôn mê, dẫn tới nguy hiểm tới tính mạng.

Với những tiện nghi bao gồm máy lạnh, không gian kín, nhiều chủ sở hữu phương tiện coi ô tô như một "căn lều di động". Khi thời tiết nắng nóng diện rộng, kết hợp tình trạng mất điện, họ sử dụng xe hơi để thay thế phòng ngủ. Tuy nhiên, nếu nổ máy, đóng kín cửa, ở trong ô tô quá lâu, chúng ta có thể gặp nguy hiểm bởi tình trạng thiếu khí Oxy.

Ngủ trong ô tô có thể dẫn tới nguy cơ ngạt thở.

Về vấn đề này, chuyên gia Nguyễn Mạnh Thắng, tạp chí Whatcarvn giải thích: "Ô tô phát thải ra nhiều khí carbon và khói bụi. Do đó, khi xe hơi đang đỗ với tình trạng nổ máy, đóng kín cửa, các khí thải có thể lọt vào bên trong, vì ô tô không kín hoàn toàn. Trong khi đó, khoang cabin chỉ sở hữu không gian hẹp. Điều này sẽ khiến người ngủ trong ô tô với thời gian dài có thể bị hôn mê, dẫn tới tử vong bởi thiếu dưỡng khí".

Đồng thời, anh Thắng cũng cho biết khi ngủ nhưng xe di chuyển, khả năng trên sẽ ít xảy ra hơn. Do trong quá trình lăn bánh, môi trường của ô tô thay đổi liên tục, tránh tình trạng khí thải bị tích tụ.

Biện pháp an toàn trong trường hợp ngủ trong ô tô

Vào mùa hè, nhiệt độ cao khiến khoang cabin tăng nhiệt độ trong thời gian ngắn. Do đó, khi ngủ hầu như mọi tài xế đều chọn bật điều hòa. Ở tình huống này, chúng ta cần đỗ xe ở nơi thông thoáng, có gió nhẹ để tránh việc khí thải tích tụ dày đặc xung quanh phương tiện. Cùng với đó, khi nhiệt độ thời tiết trở lạnh như ở miền bắc Việt Nam, tài xế nếu muốn chợp mắt, có thể tắt điều hòa và mở hé cửa sổ.

Dù bật điều hòa, tài xế vẫn cần mở hé cửa sổ.

Người điều khiển xe hơi cần chú ý hai nguyên tắc bao gồm mở hé cửa kính và đặt báo thức trong khoảng 15 phút. Đồng thời, cần chốt tất cả cửa xe nhằm tránh kẻ gian đột nhập.

Đặc biệt, ngủ trên xe chỉ nên là biện pháp bất đắc dĩ. Không nên thay thế xe hơi một phòng ngủ ở nhà, nhằm giảm thiểu tâm lý chủ quan.

Theo : tienphong .v n
Chia sẻ:

Cách xử lý làm gì khi xe ô tô bị cháy giữa đường?

Những điều cần làm khi ô tô bị cháy trên đường

Khi phát hiện các dấu hiệu xe ô tô có khói hoặc có lửa bạn cần xử lý theo những cách sau đây:



Bình tĩnh

Khi có sự bình tĩnh sẽ giúp bạn đưa ra những quyết định và phán đoán sáng suốt nhất, đồng thời xác định được những điều cần làm phù hợp với tình hình thực tế đang diễn ra bên trong và bên ngoài xe.

Di chuyển xe vào sát lề đường



Nếu đang lái xe mà bạn phát hiện trên xe có khói hoặc có lửa thì bạn cần đưa xe vô lề và tắt ngay khóa điện để tạm ngưng việc bơm xăng của động cơ. Sau đó đưa mọi người có trên xe cùng đồ đạc ra nơi an toàn trước.

Gọi ngay cho PCCC

Gọi ngay cho số 114 và cung cấp vị trí hoặc địa chỉ gặp sự cố chính xác để bên đội PCCC tiếp cận hiện trường một cách nhanh nhất, hô hoán để nhờ sự giúp đỡ của người dân xung quanh.

Dập lửa

Hãy cùng mọi người xung quanh sử dụng các cách có sẵn như là: dùng bình chữa cháy trên xe, cát, vải thấm nước,...để dập lửa trong khi đội chữa cháy chưa tới hiện trường. Dù khả năng dập được ngọn lửa ít hay nhiều cũng điều tăng cơ hội cứu chiếc xe của bạn rất nhiều và sau khi dập được lửa bà cần liên hệ với phía bảo hiểm để thương lượng và giải quyết hậu quả.



Bảo hiểm có bồi thường xe bị cháy nổ hay không?

Xe bị hư do cháy nổ có thể được bồi thường nếu đã mua bảo hiểm và các khoản bồi thường như sau:

Bồi thư­ờng tổn thất xe

Trong phạm vi trách nhiệm bảo hiểm của mình, Công ty bảo hiểm có thể lựa chọn hình thức thanh toán chi phí thực tế để sửa chữa, thay thế (nếu không thể sửa chữa đư­ợc) bộ phận bị tổn thất, hoặc trả bằng tiền cho Chủ xe - có thể trả cho đơn vị sửa chữa bằng hình thức bảo lãnh cho chủ xe - để bù đắp tổn thất trên cơ sở xác định đư­ợc chi phí sửa chữa, khắc phục tổn thất có thể phải trả.

Bồi th­ường tổn thất bộ phận

Nếu xe tham gia bảo hiểm với số tiền bảo hiểm bằng hoặc trên giá trị thực tế của xe tại thời điểm tham gia bảo hiểm thì bảo hiểm bồi thư­ờng đúng chi phí thực tế sửa chữa, khắc phục tổn thất.

Nếu xe tham bảo hiểm với số tiền bảo hiểm d­ưới giá trị thực tế tại thời điểm tham gia bảo hiểm thì số tiền bồi thư­ờng được tính theo thiệt hại thực tế nhân với tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm và giá trị thực tế của xe tại thời điểm tham gia bảo hiểm.

Trong quá trình sửa chữa xe đ­ược bảo hiểm, nếu không thể sửa chữa được thì phải thay thế mới bộ phận, phụ tùng đó. Số tiền bồi thường cho việc thay thế bộ phận, phụ tùng đó tối đa không vư­ợt quá giá trị thực tế của bộ phận đó theo giá thị trường.

Công ty bảo hiểm bồi th­ường toàn bộ chi phí sơn (Bộ phận hoặc sơn lại toàn bộ xe) nếu trên 50% diện tích phải sơn bị hư hỏng do tai nạn gây ra theo cách tính bồi thường.

Bồi thường toàn bộ tổn thất

Đối với xe bị tổn thất được xác định thiệt hại trên 75% giá trị thực tế hoặc khi giá trị sửa chữa, phục hồi hợp lý bằng hoặc trên 75% giá trị thực tế của xe tại thời điểm ngay trước khi xảy ra tổn thất và không vượt quá số tiền bảo hiểm.

Kinh nghiệm phòng tránh cháy nổ trên xe ô tô

Để không phải đối diện với những hiểm nguy của tình trạng cháy xe hơi, bảo vệ tính mạng bản thân và tài sản thì bạn cần chú ý những điều sau đây để phòng tránh cháy nổ xe ộ tô:

Bảo dưỡng xe theo định kỳ



Kinh nghiệm chăm sóc và bảo dưỡng xe ô tô đó là bạn cần đưa xe tới hãng hoặc các garage uy tín để kiểm tra nhằm phát hiện xe các hư hỏng và kịp thời khắc phục để không xảy các việc đáng tiếc.

Chú ý tới nhiệt độ của ô tô


Bạn cần phải chú ý tới nhiệt độ của xe vì chỉ cần nhiệt độ của xe trở nên quá nóng hay quá lạnh bất thường đều có thể khiến xe bị chập điện dẫn đến cháy nổ.

Không tự ý thay thế phụ kiện, nhiên liệu

Bất kể việc các nhiên liệu hay các thiết bị có giá thành rẻ hơn, sẽ giúp bạn tiết chi phí đáng kể hơn so với việc mua hàng chính hãng. Nhưng bù lại, tình trạng xe sẽ diễn biến tệ hơn, tính mạng của bạn sẽ bị đe dọa, nên hãy cân nhắc trước khi tự ý thay thế phụ kiện và nhiên liệu cho xe khác với ban đầu.

Nếu bạn muốn thay thế hay nâng cấp, cần phải tìm hiểu kỹ nguồn gốc, xuất xứ, chức năng của các thiết bị đó xem xét nó có thật sự phù hợp với chiếc xe của bạn hay không.

Trang bị các vật dụng chữa cháy trên xe

Bạn cần trang bị các vật dụng như: búa thoát hiểm, bình chữa cháy, nước,... trên xe để phòng chống các trường hợp xấu có thể xảy ra và cần đến các vật dụng đó. Phải để chúng ở các vị trí dễ thấy và dễ lấy nhất khi cần dùng đến.



Điều chỉnh thói quen

Bạn nên tắt hết các thiết bị sử dụng điện khi không cần sử dụng tới. Cần tránh để các món đồ dễ gây cháy như bình ga, bật lửa, bình nước hoa… do đây là những đồ dùng “nhạy cảm” khi tiếp xúc với nhiệt độ cao.

Theo Anycar .vn
Chia sẻ:

Hệ thống cân bằng điện tử ESP trên xe ô tô là gì?

Hệ thống cân bằng điện tử ESP là một trong những trang bị được tích hợp rộng rãi trên các mẫu xe ô tô hiện nay. Chức năng ESP hoạt động như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.


Hệ thống cân bằng điện tử ESP là gì?

Hệ thống cân bằng điện tử ESP (Electronic Stability Program) là một chức năng an toàn được thiết lập trên xe ô tô nhằm mục đích cải thiện độ ổn định của xe bằng cách phát hiện và giảm thiểu tình trạng trượt bánh, mất lực kéo khi xe vào cua.

ESP giúp cân bằng độ ổn định thân xe khi xe vào cua gấp

Chức năng này cho phép xe có thể di chuyển ổn định khi điều kiện đường xá trơn trượt và hỗ trợ lái xe an toàn, giảm thiểu tình trạng mất lái và trượt bánh khi người lái vào cua gấp.

Nguyên lý hoạt động của hệ thống cân bằng điện tử ESP

Hệ thống cân bằng điện tử ESP hoạt động như một hệ thống tổng khi sử dụng chung một cơ cấu chấp hành với các chức năng an toàn khác như: phanh ABS, kiểm soát lực kéo TCS, phân phối lực phanh điện tử EBD.

Hệ thống cân bằng điện tử ESP có cấu tạo bao gồm các: cảm biến tốc độ ở 4 bánh xe, cảm biến góc đánh lái vô lăng, cảm biến góc quay thân xe. Các cảm biến này sẽ truyền tín hiệu đến bộ điều khiển ESP Module.

Cấu tạo của hệ thống cân bằng điện tử ESP

Bộ điều khiển ESP Module chịu trách nhiệm cho việc điều chỉnh và ổn định thân xe khi xe vào cua, nếu phát hiện xe có dấu hiệu rời khỏi quỹ đạo ổn định đã được tính toán sẵn ESP Module sẽ chủ động điều khiển phanh xe để đưa thân xe trở lại với quỹ đạo an toàn đã được tính toán trước đó.

Cách ESP Module điều khiển phanh xe như sau:

Ví dụ: Xe ô tô đang vào cua bị thiếu lái,nếu ESP Module phát hiện xe đang có dấu hiệu văng sang bên phải hoặc trái thì ESP Module sẽ dùng cơ cấu chấp hành của ABS và EBD để tăng hoặc giảm áp suất dầu tác động lên xi lanh phanh hướng đối diện để cân bằng lại thân xe.

ESP giúp xe đi đúng làn đường, ổn định thân xe

Nếu xe ô tô vào cua và bị dư lái khiến cho đuôi xe có dấu hiệu lắc và trượt khỏi quỹ đạo an toàn thì ESP Module sẽ chủ động tạo lực phanh cho bánh xe đối diện với phía đuôi xe đang bị trượt để đưa xe trở lại với quỹ đạo an toàn.

Cách sử dụng hệ thống cân bằng điện tử ESP

Nếu xe ô tô được trang bị hệ thống cần bằng điện tử ESP thì nhà sản xuất sẽ tích hợp phím bật/tắt chức năng ngay trên vô lăng.

Khởi động ESP bằng cách ấn vào "ESP" được lắp trên vô lăng hoặc taplo

Các chủ xe nên sử dụng hệ thống cân bằng điện tử ESP khi di chuyển ở đường trường, khu vực đông dân cư hoặc di chuyển với tốc độ cao trong điều kiện thời tiết xấu để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng bật chức năng này bởi đôi khi nó không cần thiết. Vậy khi nào cần tắt chức năng ESP.

Khi nào cần tắt chức năng cân bằng điện tử ESP?

Có một số trường hợp chủ xe cần tắt chức năng cân bằng ESP, ví dụ như:

Khi Off-road hoặc đi vào đường bùn lầy

Khi Offroad, 4 bánh xe thường di chuyển chậm và không đều nhau, nếu xe bị sa lầy và xuất hiện tình trạng “quay trơn” và chúng ta bật hệ thống cân bằng điện tử ESP thì hệ thống điều khiển sẽ ghi nhận bánh xe đang quay bất thường, lúc này nó sẽ hoạt động theo đúng chức năng của nó là hãm phanh lại làm cho các bánh xe quay chậm hơn, khó thoát ra khỏi vũng lầy hơn.

Khi OffRoad hoặc di chuyển trong điều kiện đường xìn lầy hãy tắt ESP

Hệ thống cân bằng điện tử ESP có cần thiết không?

Hệ thống cân bằng điện tử ESP rất cần thiết cho xe ô tô, có nhiều tình huống người lái mất tập trung hoặc không đủ tỉnh tảo để xử lý khi xe bị mất lái hoặc dư lái thì lúc này ESP đóng vai trò như một người hỗ trợ, phụ trách hãm phanh cân bằng lại thân xe, giúp đảm bảo an toàn cho người ngồi trên xe.

Nguồn : any car.vn
Chia sẻ: