Sửa chữa - bảo dưỡng

Gara ô tô Phúc Sinh  chuyên cung cấp dịch vụ sửa chữa ô tô , làm  mới các loại, với hơn 5000 m² diện tích nhà xưởng, các trang thiết bị được đầu tư khang trang, hiện đại và với đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật viên lành nghề giàu kinh nghiêm và cực kỳ chuyên nghiệp.



QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG - SỬA CHỮA

1. Chạy rà trơn:

Không cần chạy rà trơn tại chỗ, trong 1000 km đầu tiên khi vận hành cần lưu ý:

Không chạy quá nhanh, ga quá lớn.

Chỉ nên chở 80% tải trọng thiết kế.

Luôn thay đổi tốc độ (chế độ làm việc động cơ).

Không phanh đột ngột (trừ trường hợp cần thiết.

Sau khi chạy được 1000km cần kiểm tra cầu sau, điều chỉnh, siết chặt bánh răng vành chậu quả dứa.

CHÚ Ý:

Để đảm bảo an toàn và độ bền của động cơ có Turbo, trước khi tắt máy phải để máy hoạt động về chế độ không tải (garanti) trong thời gian 1 phút rồi tắt máy.

2. Bảo dưỡng thường xuyên: (Sau mỗi hành trình hoạt động không quá 400km)

Kiểm tra chế độ làm việc của tất cả các đồng hồ, đèn báo, còi, gương, đèn chiếu sáng, đèn soi biển số, các khóa và chốt cửa, hơi lốp, xả nước bình hơi,...

Kiểm tra hệ thống lái: các đầu rô-tuyn, ba ngang, ba dọc, bơm trợ lực lái, độ rơ vành tay lái. Kiểm tra mức dầu nhờn, nước làm mát, ắc-qui, các khớp nối chữ thập, trục tay lái, trục truyền lực chính, hành trình tự do của bàn đạp côn, phanh, ga, cần số.

- Khi kiểm tra nếu bộ phận, chi tiết nào chưa đảm bảo thì phải điều chỉnh, sửa chữa ngay, xong mới cho xe vận hành tiếp.

3. Bảo dưỡng cấp I: (định ngạch 2500 ¸ 3000 km)

3.1. Chế độ vệ sinh:
Quét dọn, lau rửa trong và ngoài xe, sắp xếp lại ghế nệm, buồng lái, thùng xe cho gọn gàng ngăn nắp.

3.2. Chế độ kiểm tra dầu, mỡ, nước:

Kiểm tra số lượng, chất lượng dầu máy, dầu cầu, dầu hộp số, dầu bơm hơi, dầu bơm cao áp, dầu trợ lực lái.Sau khi kiểm tra, nếu quá bẩn hoặc bị lẫn nhiều tạp chất không bảo đảm độ nhớt thì phải thay thế, nếu thiếu thì phải bổ sung cho đủ, nếu thừa thì phải tìm nguyên nhân và xử lý.

- Tháo rửa và kiểm tra các cốc lọc, ruột lọc nhiên liệu, dầu nhờn và các bầu lọc khí.

- Kiểm tra các ống dẫn nhiên liệu, dầu nhờn, nước,.... và các đầu nối nếu rò rỉ phải sửa chữa ngay.

- Kiểm tra chất lượng và số lượng nước làm mát, nước bình điện, nếu thiếu thì phải bổ sung cho đủ, nếu lẫn tạp chất thì phải thay thế.

- Bơm mỡ bổ sung vào toàn bộ các vú mỡ ở trục chữ thập tay lái, ổ bi trục truyền lực chính, các khớp quả táo của hệ thống lái,....

- Kiểm tra toàn bộ roăng, phớt, nắp che bụi, nếu có hiện tượng chảy dầu mỡ thì phải sửa chữa ngay, nếu quá rách thì phải thay thế, kiểm tra độ căng và chất lượng các dây đai truyền chạy máy phát điện, bơm nước và máy điều hòa nếu chùng thì phải tăng thêm, nếu hỏng thì phải thay thế.

- Kiểm tra hệ thống ống dẫn khí của máy điều hòa...

- Kiểm tra các cánh quạt gió.

3.3. Chế độ kiểm tra xiết chặt:

- Kiểm tra và xiết chặt lại toàn bộ các bu-lông, đai ốc của hệ thống dẫn hướng, hệ truyền lực, cơ cấu treo, giảm xóc, chân máy, chân két nước, nắp ca-pô. Kiểm tra các chốt chẻ và chốt hãm, nếu thấy không đảm bảo thì phải sửa chữa và thay thế ngay.

- Kiểm tra xiết chặt các bu-lông, đai ốc lắp giữ các tổng thành (máy, hộp số, cầu trước, cầu sau...) và các chi tiết như: máy phát, động cơ khởi động, bơm nước, bơm hơi, hộp lái,..

3.4. Kiểm tra và hiệu chỉnh các chế độ làm việc:

- Kiểm tra và hiệu chỉnh bơm cung cấp nhiên liệu, bơm cao áp, kim phun, căn chỉnh đúng chế độ làm việc. Kiểm tra súc rửa thùng nhiên liệu.

- Kiểm tra và hiệu chỉnh chế độ làm việc máy phát điện, rơ-le, tiết chế, công tắc khởi động, các đầu nối dây dẫn máy khởi động, nếu hỏng phải sửa chữa, thay thế, hiệu chỉnh để đạt các chế độ làm việc ổn định và bình thường, điều chỉnh chế độ làm việc không tải.

- Kiểm tra và hiệu chỉnh chế độ làm việc của máy nén khí, điều tiết hơi.

- Kiểm tra và điều chỉnh hệ thống phanh như khe hở má phanh, tổng phanh, các cơ cấu cụm phanh, độ kín của các đường ống dẫn hơi. Kiểm tra và hiệu chỉnh ly hợp.

- Kiểm tra và hiệu chỉnh hệ chiếu sáng, báo hiệu, gạt nước,...

3.5. Kết thúc bảo dưỡng cấp I:

Thực hiện hết các nội dung của bảo dưỡng thường xuyên.

4. Bảo dưỡng cấp II:(định ngạch 7500 ¸ 9000 km)

Thực hiện đầy đủ nội dung bảo dưỡng cấp 1 và thực hiện thêm các phần sau:

4.1. Thay dầu máy:

Xả hết dầu cũ, súc rửa bằng dầu ma-dút, súc mạnh, sau đó đổ dầu nhờn đúng số lượng và chủng lọai cho từng mác xe.

4.2. Kiểm tra dầu cầu, dầu hộp số, bơm cao áp, bơm hơi, trợ lực lái:

Nếu quá bẩn phải thay thế, nếu thiếu phải bổ sung cho đủ.

4.3. Thay nước làm mát:

Xả hết nước cũ, kiểm tra các đường ống dẫn nước, xiết lại các cô-liê, nếu rò rỉ phải thay thế. Phải dùng nước sạch, không dùng nước chua, mặn, nhiều kiềm,... Trường hợp pha chế thêm thì phải đúng chủng lọai và tỷ lệ dung dịch.

4.4. Thay mỡ:

Toàn bộ các ổ bi, ổ bạc ở moay-ơ, các-đăng, máy phát, máy khởi động, các khớp quả táo tay lái, chốt trụ đứng, ắc nhíp,... cần được tháo rời toàn bộ, rửa sạch vú mỡ cũ, kiểm tra chất lượng các vòng bi, các chi tiết khác, nếu không đảm bảo kỹ thuật thì phải sửa chữa hoặc thay thế. Sau đó tra mỡ mới đúng chủng loại với từng ổ, lắp ráp, hiệu chỉnh.

Kết hợp kiểm tra má phanh, đinh tán, lò xo, cơ cấu cam phanh. Kiểm tra trống phanh, nếu có hiện tượng mòn không đều thì phải láng lại, sau đó rà lại má phanh, hiệu chỉnh khe hở má và trống phanh.

4.5. Kiểm tra các chốt trụ đứng:

Kiểm tra chốt và bạc chốt nếu không đảm bảo thì phải sửa chữa hoặc thay thế, sau đó lắp ráp và hiệu chỉnh, điều chỉnh lại độ chụm của bánh dẫn hướng, kết hợp đảo lốp, kiểm tra chia đúng góc lái và độ rơ vành tay lái.

4.6. Kiểm tra sửa chữa nhíp, giảm xóc:

Tháo, lau chùi các lá nhíp, nếu nứt gãy phải thay thế, nếu độ cong và độ đàn hồi của lá nhíp không đảm bảo thì phải lốc lại, thay thế.

Kiểm tra lại bu-lông xuyên tâm nhíp, quang ốc nhíp, mỏ ắc nhíp, bạc nhíp và các ắc nhíp, nếu vỡ, mòn nhiều thì phải sửa chữa hoặc thay thế, nếu có điều kiện thì giữa các lá nhíp bôi một lớp mỡ chì. Khi lắp ráp chú ý xiết đủ lực, căn chỉnh không được để lệch cầu.

4.7. Súc rửa và nạp lại bình ắc-qui.

4.8. Kiểm tra li hợp và hộp số:

Tháo toàn bộ li hợp, kiểm tra đĩa ma sát, nếu quá mòn hoặc nứt, vỡ thì phải thay thế, nếu bề mặt không đều thì phải láng lại tấm ép. Kiểm tra bề mặt làm việc của khớp then hoa, trục sơ cấp hộp số, côn, bi tê, lanh-ghê côn, nếu không đảm bảo thì phải sửa chữa hoặc thay thế.

4.9. Kiểm tra và xiết lại cổ hút, xả, nắp xi-lanh, điều chỉnh lại khe hở xu-páp.

4.10. Kiểm tra và sửa chữa hệ thống phanh:

Gồm tổng phanh, điều tiết hơi, bát phanh, các ống dẫn, bình hơi, nếu kém hiệu lực thì phải thay thế ngay.

4.11. Kết thúc quá trình bảo dưỡng cấp II:

Thực hiện đầy đủ nội dung sửa chữa thường xuyên.

HƯỚNG DẪN AN TOÀN

1. Búa sự cố:

Búa sự cố được trang bị 05 cái lắp hai bên thành xe, phía trên trụ khung kính cửa sổ. Khi sự cố xảy ra, hành khách dùng búa đập vỡ kính cửa thoát hiểm (có bảng chỉ dẫn trên xe) và phải nhanh chóng thoát ra khỏi xe.

2. Dây đai an toàn cho người lái:

Trong lúc lái xe, người lái phải luôn thắt dây đai an toàn để tránh phần đầu và ngực bị va đập mạnh vào vô-lăng khi xảy ra sự cố.

3. Bình cứu hỏa:

Được lắp ngay sau ghế lái, có thể tháo lấy sử dụng dễ dàng khi trên xe xảy ra hỏa hoạn.

4. Hộp cứu thương:

Lắp phía sau ghế lái, có hình chữ thập đỏ. Trong hộp cứu thương luôn cần có một số lọai thuốc thông dụng (chống say xe, đau bụng, cảm sốt...), thuốc sát trùng, bông băng,... dùng cho hành khách và người lái./.

Liên hệ : Trung Tâm Cứu Hộ Ôtô Bảo Việt Phúc Sinh
GARA Ô TÔ PHÚC SINH
Địa chỉ : Số nhà 152 , tổ 15 phường Đồng Tiến, TP Hòa Bình
Hotline : 0988125599 - 0912225977
Chia sẻ: