Đang lái xe buồn ngủ, đỗ vào đường cứu nạn cao tốc tạm nghỉ, có đúng luật?

“Việc dừng và đỗ xe trên đường cao tốc, nếu như không dừng trong làn đường khẩn cấp được phép dừng, thì là vi phạm quy định của pháp luật khi tham gia giao thông đường bộ”.

Mới đây, một người dùng mạng xã hội chia sẻ câu chuyện, khi đang điều khiển xe ô tô trên cao tốc Hà Nam – Hà Nội, do buồn ngủ nên người này dừng xe bên lề đường để tạm nghỉ, sau đó có một cảnh sát đến gõ cửa, bắt lỗi dừng đỗ xe vì ngủ gật.

Cảnh sát giải thích, do tài xế dừng xe ở vị trí không được dừng đỗ mà chỉ dành cho xe tai nạn dừng đỗ. Chiến sĩ cảnh sát đã quay phim lại và nói tài xế sẽ bị xử phạt nguội trong 7 ngày tới.

Câu chuyện chia sẻ trên mạng xã hội đã thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng với các quan điểm trái chiều.

Nhiều người cho rằng việc lái xe buồn ngủ, dừng xe để nghỉ ngơi đợi tỉnh táo mới lái xe tiếp như thế là đúng, trách nhiệm với sự an toàn của mình và người khác. Tuy nhiên, nhiều người đã viện dẫn quy định của pháp luật và khẳng định việc CSGT xử phạt là đúng, đồng thời, hành vi dừng xe trên đường cao tốc như thế, dù có bật đèn cảnh báo cũng vẫn không thể đảm bảo an toàn cho chính người điều khiển phương tiện và những người tham gia giao thông khác.

Tài xế chia sẻ câu chuyện dừng xe "tạm nghỉ" trên cao tốc Hà Nam - Hà Nội vì quá buồn ngủ, xin ý kiến tư vấn luật của cộng đồng mạng.

Trao đổi với PV Infonet về tình huống này, Trung tá Nguyễn Trường Sơn, Đội trưởng Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 2 (Phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ - Cục CSGT) cho biết: "Theo quy định, dừng đỗ xe trên cao tốc là sai rồi. Nếu tài xế có bị làm sao phải dừng xe thì phải đặt cảnh báo và thông báo cho trung tâm điều hành cao tốc để người ta biết và đến hỗ trợ".

Theo luật sư Trương Anh Tú, Chủ tịch TAT Law firm cho rằng: Làn dừng khẩn cấp là làn nằm ngoài cùng bên phải trên đường cao tốc theo quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT về báo hiệu đường bộ, làn này được phân cách với làn xe chạy bằng vạch liền màu trắng.

Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định, khi di chuyển trên cao tốc, các phương tiện không được cho xe chạy ở phần lề đường và làn dừng xe khẩn cấp.

Những trường hợp được phép dùng làn khẩn cấp bao gồm: ô tô bị hư hỏng, thủng lốp xe, xe rơ moóc gặp trục trặc hay sức khỏe của tài xế có vấn đề không thể tiếp tục lái xe thì có thể được quyền sử dụng hoặc là làn đường dành riêng cho các xe quân sự, xe Công an, cấp cứu, cứu hỏa di chuyển trong trường hợp khẩn cấp.

Vì vậy, những trường hợp khác thì không thể sử dụng làn đường này để di chuyển như làn khẩn cấp không được phép sử dụng để vượt xe khác. Ngoài ra, không được dùng làn khẩn cấp để nghe điện thoại, nghỉ ngơi hoặc đi vệ sinh. Thay vào đó, bạn có thể làm những việc này tại các trạm dịch vụ được đặt cách nhau vài km trên cao tốc”.

Ngoài ra, luật sư Trương Anh Tú cũng nhận định: “Trong tình huống này nói là ngủ nhưng có thể tách ra làm 2 trường hợp: Trường hợp thứ nhất, lái xe cứ đi 2 -3 tiếng lại dừng lại ngủ 1 lần, việc ngủ này là không được phép, lái xe chỉ được phép dừng ngủ ở trạm dừng nghỉ.

Tuy nhiên, khi đang lái xe mà mệt mỏi quá phải nghỉ ngơi để đảm bảo an toàn, vì lý do sức khỏe thì không bị xử phạt. Nếu như lái xe cứ chạy xe định kỳ, đi mấy tiếng lại nghỉ như thế thì không được phép và bị xử phạt”.

Còn luật sư Hoàng Tùng (Trưởng VPLS Trung Hòa, Hà Nội) cho rằng: “Việc dừng và đỗ xe trên đường cao tốc, nếu như không dừng trong làn đường khẩn cấp được phép dừng, thì là vi phạm quy định của pháp luật khi tham gia giao thông đường bộ”.

Luật sư viện dẫn: “Hành vi dừng đỗ xe trên đường cao tốc bị xử phạt được quy định tại Điểm b, Khoản 6, Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Với hành vi vi phạm trên lái xe sẽ bị xử phạt từ 6 đến 8 triệu đồng, tước GPLX từ 2 đến 4 tháng".

"Đối với sự việc nêu trên, lái xe vì buồn ngủ nên đã dừng xe trên đường cao tốc Hà Nam - Hà Nội, dừng tại khu vực không được phép dừng với lý do tự dừng, cần nghỉ ngơi. Do đó, việc xử phạt là theo quy định", luật sư khẳng định.

Trưởng VPLS Trung Hòa phân tích: "Theo quy định của luật giao thông đường bộ, người lái xe khi tham gia giao thông cần phải đảm bảo tốt sức khỏe. Điều này thể hiện đầu tiên ở việc thi lấy bằng lái xe, một trong những tài liệu cần phải có là giấy khám sức khỏe theo quy định.

"Bản thân mỗi người lái xe đều hiểu rằng tai nạn giao thông rất nguy hiểm, nghiêm trọng và có thể ảnh hưởng đến tính mạng của người khác bất cứ lúc nào. Do đó, khi tham gia giao thông với vai trò là người điều khiển các phương tiện giao thông, tài xế cần phải tự đảm bảo sức khỏe tốt, không thuộc các trường hợp cấm của luật; đảm bảo tinh thần tỉnh táo khi tham gia giao thông, tập trung lái xe, quan sát để chuyến đi được an toàn và xử lý tốt các tình huống bất ngờ có thể xảy ra.

Chính vì thế, đã xác định là người điều khiển phương tiện giao thông và tham gia giao thông, bắt buộc tài xế phải tự ý thức về sức khỏe của mình, sắp xếp công việc, nghỉ ngơi sao cho đảm bảo việc tham gia giao thông an toàn”, luật sư nêu quan điểm.

Tiến Anh

Nguồn : https://infonet.vietnamnet.vn/doi-song/an-toan-giao-thong/buon-ngu-dung-xe-tren-lan-khan-cap-cao-toc-tam-nghi-co-bi-phat-khong-289961.html
Chia sẻ:

Nếu phát hiện có chai nhựa kẹt ở lốp xe, hãy báo cảnh sát ngay !

Nạn trộm cướp hiện nay đã ‘vươn lên một tầm cao mới’ với nhiều thủ đoạn vô cùng tinh vi mà chúng ta không thể ngờ. Trong số đó, hiện trạng đặt chai nhựa vào lốp xe để đánh lạc hướng là một trò lừa đang được cảnh báo.



Những kẻ chuyên trộm cướp xe hơi sẽ đặt một chai nhựa rỗng vào bánh xe, nơi mà chúng ta ít để ý và khó thấy để chuẩn bị cho hành vi phạm tội của họ.


Cảnh sát và các nhà chức trách nhiều nước đã lên tiếng cảnh báo mọi người phải để ý nếu thấy một chai nhựa mắc ở bánh xe. Kẻ trộm đặt chai nhựa ở đó để chúng ta không để ý. Khi lên xe và bắt đầu nổ máy xe chạy, bạn sẽ nghe một âm thanh lớn lạ do chai nhựa bị nghiền nát. Bạn sẽ lo lắng ra khỏi xe và kiểm tra chuyện gì đã xảy ra (mà quên đóng cửa xe), kẻ trộm ngay lập tức lợi dụng thời điểm đó để vào trong xe và cuỗm đi tài sản của bạn, thậm chí là lái xe của bạn đi ngay trước mắt bạn.


Thủ thuật của kẻ xấu vô cùng đơn giản nhưng lại dễ dàng thực hiện và lừa được nhiều người.

Những vụ lừa cướp này đã xảy ra ở nhiều nước trên thế giới như Nam Phi và Mexico. Sau đó, bài cảnh báo đã được đăng lên mạng xã hội và được chia sẻ rộng rãi.

Đã có nhiều thủ thuật lừa đảo khác xảy ra như:
  • Kẻ gian cố tình va vào xe bạn từ phía sau để tạo ra xung đột và sơ hở cho chủ xe, sau đó xe sẽ bị lấy đi.
  • Kẻ gian giả vờ bị tai nạn, bạn xuống xe giúp đỡ, và đã bị lừa.
  • Kẻ cướp nhá đèn hoặc vẫy tay thu hút sự chú ý của bạn để cố chỉ ra rằng xe bạn đang có vấn đề. Bạn chỉ cần xuống xe thì đã bị lừa lấy xe đi.

Và rất nhiều thủ thuật lừa đảo, trộm cướp tinh vi khác mà bạn không thể nào lường trước được. Vì vậy, hãy thật tỉnh táo trước mọi tình huống trước khi ra tay giúp đỡ bất cứ ai trên đường.



Nạn trộm cướp dưới thủ thuật ‘chai nhựa đặt ở bánh xe’ là một trò mới mà bạn phải hết sức cẩn thận. Cảnh sát đã lên tiếng cảnh báo và khuyến cáo mọi người ngay lập tức gọi cảnh sát khi thấy chai nhựa mắc ở bánh xe mình để tránh những thiệt hại không đáng có.

Theo : https://vietucnews.net/neu-phat-hien-co-chai-nhua-ket-o-lop-xe-hay-bao-canh-sat-ngay/
Chia sẻ:

Dùng bìa cứng, xốp dày che chắn cửa sổ trời trên ôtô

Cửa sổ trời ôtô gây không ít phiền toái cho chủ xe, đặc biệt là cửa sổ trời toàn cảnh với màn che mỏng.



Cửa sổ trời xuất hiện lần đầu tiên trên ôtô vào năm 1937, trang bị này nhanh chóng thu hút được sự quan tâm của các hãng xe sang như Rolls-Royce hay Bentley. Có nhiều dạng cửa sổ trời, tuy nhiên có thể chia thành 2 loại là tiêu chuẩn và toàn cảnh (panorama).

Trước đây, cửa sổ trời toàn cảnh chỉ được trang bị trên các mẫu xe sang của Range Rover hay Rolls-Royce. Trong khi cửa sổ trời tiêu chuẩn có thể bắt gặp dễ dàng trên các mẫu xe phổ thông như Kia Cerato hay Hyundai Tucson.


Trong chuyến đi dài ngày, một chủ xe Audi Q7 phải dùng băng dính dán bìa các tông ở trần xe để tránh nắng.

Anh Hải (TP.HCM) đang sở hữu chiếc MG ZS phiên bản không có cửa sổ trời. Anh đã chạy thử bản cao cấp nhất của MG ZS tại đại lý, nhưng sau đó anh cho biết không thể chọn bản này vì hơi nóng phả vào đầu rất khó chịu. MG ZS được trang bị cửa sổ trời toàn cảnh và tấm bạt che khá mỏng.

Vậy cửa sổ trời có phù hợp với điều kiện giao thông và thời tiết tại Việt Nam?

Ưu, nhược điểm của cửa sổ trời

Nhiệm vụ chính của cửa sổ trời là lấy ánh sáng và không khí bên ngoài vào khoang lái. So với lấy không khí bằng cửa kính 2 bên, cửa sổ trời có ưu điểm hơn nhờ giảm được tiếng ồn cũng như hạn chế được việc gió thổi vào mặt người ngồi trong xe.


Một chức năng khác mà cửa sổ trời mang lại là giúp nội thất xe mát nhanh hơn sau khi đỗ xe dưới trời nắng. Theo vật lý, khí nóng ở trên sẽ được đẩy ra ngoài nhanh hơn nhờ cửa sổ trời.

Với loại cửa sổ trời thông thường, diện tích của cửa sổ trời tương đối nhỏ và nằm ở khu vực hàng ghế trước. Loại cửa sổ trời này thường có phần tấm che bên dưới khá dày, thậm chí dày ngang phần nóc xe nên không khiến người ngồi bên trong khó chịu khi di chuyển dưới trời nắng gắt. Tất nhiên, cảm giác rộng rãi, thông thoáng và cao cấp sẽ không bằng loại toàn cảnh.



Đối với cửa sổ trời toàn cảnh, phần kính được làm kéo dài từ trước đến sau mang đến cho xe cảm giác sang trọng, thoáng đãng. Nhược điểm của loại cửa sổ trời này là không thể làm tấm che dày do giới hạn thiết kế, buộc phải dùng rèm che mỏng dẫn đến hơi nóng phả vào đầu người ngồi.

Đủ cách khắc phục nhược điểm từ cửa sổ trời

Để hạn chế bất lợi này của cửa sổ trời toàn cảnh khi sử dụng tại Việt Nam, nhiều người dùng thường chọn cách độ lại tấm rèm che bằng loại dày hơn hay dán phim cách nhiệt. Tất nhiên với phần kính quá rộng, hơi nóng lọt vào trong xe là không thể tránh khỏi.

Nhiều chủ xe thậm chí dùng tấm xốp cách nhiệt dày để che hoàn toàn phần trần xe, chống nắng nóng từ cửa sổ trời toàn cảnh. Với cách làm này, các ưu điểm của cửa sổ trời đã trở nên vô dụng.

Ngoài vấn đề cách nhiệt, cháy motor điều khiển cũng là chuyện thường gặp với hệ thống cửa sổ trời sử dụng lâu năm. Nguyên nhân chính dẫn đến vấn đề này là bụi bẩn lọt vào các khe hở bên trong mỗi khi đóng, lâu dần làm bịt kín các khe thoát nước khiến cho ẩm thấp và gây ra hư hỏng.


Tùy chọn thu hút khách hàng của nhiều hãng xe

Có thể thấy dù không thật sự tiện lợi khi sử dụng ở nước ta, cửa sổ trời vẫn là một trang bị giúp chiếc xe tăng thêm sự sang trọng và cao cấp. Ngay cả những mẫu xe hạng B, C cũng được nhà sản xuất lắp thêm món đồ này để tăng tính cạnh tranh và thu hút khách hàng.

Ở Việt Nam, hầu hết chủ xe thường chỉ sử dụng cửa sổ trời trong giai đoạn đầu sau khi mua xe và ngày càng ít dần. "Bà xã thích xe có cửa sổ trời nên mình mua xe có trang bị này, lúc đầu khá thích thú mỗi khi mở cửa sổ trời vào buổi tối, tuy nhiên nó cũng mang đến nhiều phiền phức khi lái xe", anh Hồng Nguyên, chủ xe Kia Cerato, chia sẻ.

Nhìn chung cửa sổ trời vẫn có những tác dụng nhất định, đặc biệt là lấy ánh sáng khi cần thiết hoặc làm cho không gian bên trong xe tạo cảm giác rộng rãi thông thoáng hơn. Tuy nhiên người dùng cần cân nhắc khi có ý định mua xe có cửa sổ trời, vì những khó chịu mà trang bị này mang lại, đặc biệt ở môi trường thời tiết nắng nóng và khói bụi nhiều như tại Việt Nam.

Theo Zingnews
Chia sẻ:

Không nên để những vật này khi đỗ ô tô ngoài trời nắng

Đồ điện tử, bật lửa, nước có ga,... là những vật dụng tưởng chừng như vô hại nhưng lại gây nguy hiểm nếu gặp nhiệt độ nắng nóng ngoài trời.


Nhiều vật dụng như bật lửa, đồ điện tử, thuốc,... không nên để trong xe ô tô khi đậu ngoài trời nắng lâu.

Khi ô tô đỗ ngoài trời nắng lâu, nhiệt độ bốc lên từ mặt đường cộng thêm ánh nắng trực tiếp dưới trời nắng 39 - 40 độ C có thể dẫn đến nhiệt độ trong xe có thể lên tới 60 độ C hoặc cao hơn. Khi đó, rất nhiều vật dụng để trong xe có nguy cơ phát nổ hay thậm chí khi sử dụng sẽ gây hại cho sức khỏe.

Bật lửa

Nhiều quý ông có thói quen hút thuốc luôn để sẵn 1 chiếc bật lửa trong xe ô tô. Tưởng chừng như vô hại nhưng hành động này lại tiềm ẩn những nguy hiểm không ngờ. Nhiêt độ trong xe tăng cao, lượng gas trong bật lửa bị giãn nở mạnh và có thể cháy nổ bất ngờ.

Đồ điện tử

Một số thiết bị như: Sạc sự phòng, điện thoại cũ, máy ảnh, đèn pin, đồng hồ năng lượng mặt trời,… đều có tích trữ sẵn nguồn điện, nếu gặp nhiệt độ cao có thể gây ra cháy nổ.

Bên cạnh đó, lượng axit trong pin dễ bị rò rỉ ra ngoài khi gặp thời tiết nắng nóng sẽ gây hại cho da và mắt của người tiếp xúc.

Thuốc và các loại mỹ phẩm



Để xe ô tô dưới trời nắng sẽ làm nhiệt độ trong xe tăng cao gây hỏng thuốc và mĩ phẩm. Ảnh minh họa

Trong những ngày hè nắng nóng, nhiều chị em phụ nữ có thói quen mang kem chống nắng và các mỹ phẩm hỗ trợ da. Tuy nhiên, có thực tế là các loại mỹ phẩm này có độ nhạy cao với nhiệt độ. Nhiều người từng thừa nhận bị nổ lọ kem chống nắng, đặc biệt những loại dạng xịt. Bên cạnh đó, nhiệt độ cao sẽ đốt nóng tuýp kem khiến không thể sử dụng ngay lập tức trên da.

Không những vậy, nhiệt độ trong xe dưới trời nắng có thể khiến các thành phần trong những viên thuốc dạng nén, viên nhộng bị thay đổi, làm thuốc trở nên vô tác dụng hoặc thậm chí gây nguy hiểm tới người dùng.

Đồ uống có ga

Đồ uống có ga thường có lượng ga lớn và khi nhiệt độ xe tăng cao có thể khiến các chai, lon có ga bị nổ.

Thực phẩm

Biến ô tô thành cửa hàng tạp hóa với hàng tá loại thức ăn tươi sống, rau quả và bánh kẹo là thói quen của nhiều người. Tuy nhiên, thực phẩm sau khi lấy ra từ tủ lạnh nếu để lâu trên xe trong điều kiện nắng nóng sẽ phát sinh ra những chất không tốt cho cơ thể.

Việc để nhiều thực phẩm trong xe còn khiến "xế xinh" của bạn có mùi lạ, gây không thoải mái khi sử dụng.

Theo Tạp chí Giao thông vận tải
Chia sẻ:

Cứu hộ ôtô Phúc Sinh - O988125599



Trung Tâm Cứu Hộ Ôtô Bảo Việt Phúc Sinh, xin gửi tới Quý Khách hàng lời chào trân trọng và lời chúc sức khỏe chân thành nhất !!! Cứu hộ giao thông, là công việc mà những người trong nghề có thể được gọi là những anh hùng xa lộ. Cứu hộ giao thông toàn miền bắc 24/24h Gọi ngay, 0988125599 hoặc 0912225977 hoặc 0888159566, nhanh chóng uy tín chất lượng . Ngoài những tình huống cần đến cứu hộ giao thông như hỏng hóc xe ngang đường, xe bị ngập nước, xe bị nổ lốp thì còn có cả những trường hợp là những tai nạn giao thông, những vụ người bị mắc kẹt trong xe. Những lúc như thế người ta mới thấy tầm quan trọng của nghề cứu hộ này nhiều vất vả và cũng lắm chuân chuyên. Để có được thành quả đó là sự đóng góp của đội ngũ công nhân lái xe lành nghề cùng với hệ thống trang thiết bị hiện đại: thiết bị kẹp chặt lốp xe khi kéo đảm bảo an toàn tuyệt đối trên đường, thiết bị khoá cứng vô lăng khi kéo xe ngược, thiết bị chuyên dùng để cẩu các loại xe dễ hỏng như xe du lịch, xe khách, xe bảo ôn... Thiết bị phá khung vỏ xe để cứu người. Bộ đồ cứu thương để sơ cấp cứu người bị nạn. Các loại cáp, xích hợp kim, móc, khoá, dây chuyên nghành cho nghề cứu hộ. Chúng tôi ngày càng khẳng định được thương hiệu và uy tín trên thị trường. Trung Tâm Cứu Hộ Ôtô Bảo Việt Phúc Sinh chuyên cứu hộ ô tô hòa bình - sơn la, cứu hộ ô tô khu vực tây bắc , cứu hộ ô tô đường 6 24/24h. Hotline : 0988125599 và 0912225977 Địa chỉ : km2.5 Tổ 26 phường Đồng Tiến , TP Hòa Bình
Website : www.cuuhootophucsinhcom
Chia sẻ:

7 bước hướng dẫn lái xe qua vùng ngập nước

Lái xe qua vùng ngập nước tưởng chừng như đơn giản mà nhiều người thường nghĩ. Hãy làm theo 7 bước sau để tránh rủi ro.


  • BƯỚC 1: Giảm tốc độ hoặc dừng hẳn để đánh giá tình hình (vũng nước) trước khi quyết định vượt qua
  • BƯỚC 2: Bật đèn cảnh bảo nguy hiểm hoặc đèn chiếu sáng để đánh giá độ sâu vũng nước
  • BƯỚC 3: TẮT ĐIỀU HOÀ
  • BƯỚC 4: Hạ kính để không khí luân chuyển
  • BƯỚC 5: Giữ đều chân ga và TUYỆT ĐỐI KHÔNG DỪNG LẠI giữa vùng ngập nước
  • BƯỚC 6: Từ từ tăng ga khi thoát khỏi mực nước sâu
  • BƯỚC 7: BÌNH TĨNH GỌI CỨU HỘ KHI ĐỘNG CƠ BỊ TẮT (trong vùng ngập )
Chú ý :
Khi xe chết máy (TUYỆT ĐỐI KHÔNG ĐƯỢC KHỞI ĐỘNG LẠI) tránh trường hợp thuỷ kích.

Bình tĩnh, tắt nút Start/Stop hoặc rút chìa khoá và gọi ngay cho cứu hộ để kéo xe về an toàn
Chia sẻ:

Vì sao nhiều ô tô “đời cao” trượt đăng kiểm khí thải?

Rất nhiều xe được sản xuất trong giai đoạn năm 2000 không được cấp chứng nhận đăng kiểm do không đạt tiêu chuẩn khí thải, buộc phải sửa chữa...


Xe ô tô được kiểm tra khí thải định kỳ theo chu kỳ đăng kiểm phương tiện (Ảnh minh họa)

Xe tải, xe con đều… trượt

Ngày 4/5, xe ô tô tải VAN BKS 29D - xx4.84, sản xuất năm 2004 tại Hàn Quốc, được đưa đến đăng kiểm định kỳ tại Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 29-01S. Nhìn bên ngoài xe vẫn chắc chắn, máy nổ êm, chỉ khi ga mạnh mới có nhiều khói đen.

Kết thúc kiểm tra trên dây chuyền, chủ xe được thông báo, các hạng mục kỹ thuật đều đạt, riêng hạng mục khí thải “vượt quá giá trị trung bình cho phép sau 3 lần đo”. Phương tiện không được cấp chứng nhận đăng kiểm, chủ xe được đăng kiểm viên (ĐKV) tư vấn về nguyên nhân dẫn đến khí thải không đạt và khuyến nghị cách sửa chữa, khắc phục.

Trước đó, xe bán tải Pick up BKS 31A - xx24 khi vào trung tâm kiểm định cũng thấy dấu hiệu xả nhiều khói đen. Chỉ sau khi ra khỏi dây chuyền kiểm định mới cho kết quả không đạt chuẩn tiêu chuẩn khí thải và thêm lỗi kỹ thuật liên quan là rò rỉ dầu từ hộp số.

Cùng với xe tải, một số ô tô con, như xe BKS 30E - xxx.39, 30A - xxx.58… cũng không đạt tiêu chuẩn khí thải, phải đưa xe về sửa chữa, khắc phục. Theo ĐKV, các xe trên được sản xuất trong giai đoạn trước và sau năm 2000.

Nhận kết quả kiểm định, chủ xe 30E - xxx.39 khá bất ngờ và thắc mắc với ĐKV: “Xe tôi đời 2004, máy móc vẫn “ngon”, lâu rồi không phải sửa chữa gì liên quan đến động cơ. Cuối năm trước kiểm định khí thải vẫn đạt, tại sao lần này lại trượt?”. Tuy vậy, sau khi được ĐKV giải thích, chủ xe lẳng lặng nhận lại giấy tờ và đưa phương tiện về.

“Xe này được sản xuất năm 2004. Năm trước xe này chỉ bị áp tiêu chuẩn khí thải ở mức thấp nhất nhưng từ năm nay, nhóm xe được sản xuất trong giai đoạn từ năm 1999 - 2008 phải áp dụng ở mức cao hơn. Kết quả đo được tính toán trên phần mềm máy tính tự động. Vì vậy, sẽ có những trường hợp xe không đạt do áp dụng tiêu chuẩn mới”, ông Lê Hồng Thắng, Giám đốc Trung tâm đăng kiểm 29-01S giải thích.

Ghi nhận của PV Báo Giao thông đầu tháng 5/2021 tại một số trung tâm đăng kiểm khác ở Hà Nội và các tỉnh lân cận cũng cho thấy, khá nhiều trường hợp xe được sản xuất trong thời gian trước và sau năm 2000 không đạt tiêu chuẩn khí thải.

“Xe tải, xe sử dụng nhiên liệu diesel có tỷ lệ không đạt tiêu chuẩn khí thải mới cao hơn so với xe con chạy xăng. Không ít chủ xe con “đời cao” bất ngờ khi xe không đạt chuẩn khí thải mới”, ông Nguyễn Minh Hải, Giám đốc Trung tâm đăng kiểm 29-03S cho biết.

Dấu hiệu “trượt” khí thải thế nào?

Theo Quyết định số 16/2019 của Thủ tướng Chính phủ quy định lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải của xe ô tô tham gia giao thông và xe ô tô đã qua sử dụng, từ ngày 1/1/2021, nhóm xe ô tô được sản xuất trong giai đoạn từ năm 1999 - 2008 bắt đầu được áp dụng tiêu chuẩn khí thải mức 2 của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6438:2018 (Phương tiện giao thông đường bộ - giới hạn lớn nhất cho phép của khí thải).

Theo đại diện Cục Đăng kiểm VN, tiêu chuẩn mới này nhằm kiểm soát chặt chẽ hơn mức độ phát thải các chất gây ô nhiễm trong khói xe, góp phần giảm tổng lượng phát thải chất gây độc hại từ khí thải xe ô tô trong bối cảnh lượng phương tiện gia tăng.

Mức tiêu chuẩn này đã được áp dụng từ năm 2000 đối với các xe được sản xuất từ năm 2009 trở về sau, do nhóm phương tiện này được sản xuất với công nghệ tiên tiến hơn.

Còn xe sản xuất trước năm 1999 không phải áp dụng, do xe kinh doanh vận tải sẽ dần dần giải bản do hết niên hạn sử dụng, còn xe cá nhân quá cũ sẽ giảm dần theo xu hướng tiêu dùng.

Ông Đặng Trần Khanh, Phó phòng Kiểm định xe cơ giới, Cục Đăng kiểm VN cho biết: “Việc nâng tiêu chuẩn khí thải đối với nhóm xe ô tô được thực hiện theo lộ trình, giúp chủ phương tiện có thời gian, tâm lý chuẩn bị. Từ đầu năm 2021 đến nay, khi áp dụng chuẩn khí thải mới đối với nhóm xe sản xuất trong giai đoạn 1999 - 2008, số lượng xe phải sửa chữa, khắc phục để đạt tiêu chuẩn khí thải tăng lên so với trước, nhưng không gây bức xúc cho chủ xe”.

Theo thống kê của Cục Đăng kiểm VN, trong 4 tháng đầu năm 2021, có gần 26.000 xe ô tô “đời 1999 - 2008” không đạt tiêu chuẩn khí thải (trong lần kiểm tra đầu tiên), buộc phải khắc phục, sửa chữa.

Trong đó, tỷ lệ xe chạy bằng diesel không đạt là 12,7% (cao nhất trong số các nhóm xe được phân chia theo thời gian sản xuất), xe dùng xăng chiếm 5,5% (cao thứ hai, sau nhóm xe sản xuất trước năm 1999).

“Việc nâng tiêu chuẩn khí thải nhằm nâng ý thức của chủ xe ô tô trong việc bảo đảm an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường giữa hai kỳ đăng kiểm. Chủ phương tiện nên duy trì tình trạng kỹ thuật tốt của xe, không nên chỉ khi đến hạn đăng kiểm mới sửa chữa, bảo dưỡng”, ông Khanh nói thêm.

Ông Lê Sỹ Mạnh, Phó giám đốc Trung tâm đăng kiểm 29-01S cho biết, xe ô tô sản xuất trong giai đoạn 1999 - 2008 có nguy cơ cao không đạt tiêu chuẩn khí thải mới. Trong thời gian giữa hai kỳ đăng kiểm, chủ xe nên tự kiểm tra để nhận biết một số dấu hiệu để chủ động khắc phục, sửa chữa.

“Khi xe chạy bằng dầu có nhiều khói đen hoặc xe chạy xăng có dấu hiệu “xăng sống”, động cơ không đốt hết nhiên liệu, xe “ăn” nhiều nhiên liệu hơn… thì có khả năng cao không đạt đăng kiểm khí thải. Chủ xe nên vệ sinh thường xuyên lọc gió, kim phun nhiên liệu; riêng đối với xe diesel nên thi thoảng đạp ga lớn để hạn chế muội, bụi bám vào ống xả”, ông Mạnh chia sẻ.

Xe sản xuất từ năm 1999 trở về sau tối thiểu phải đạt mức 2

Theo quy định hiện hành về tiêu chuẩn và kiểm định khí thải, xe ô tô được sản xuất từ năm 1999 trở về sau khi đăng kiểm định kỳ tối thiểu phải đạt tiêu chuẩn mức 2 của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6438:2018 (Phương tiện giao thông đường bộ - giới hạn lớn nhất cho phép của khí thải).

Cụ thể, đối với xe ô tô lắp động cơ cháy cưỡng bức, giới hạn mức phát thải được phép là 3,5% (thể tích) chất CO và 800 HC (ppm thể tích); giới hạn lớn nhất đối với xe lắp động cơ do cháy nén là 60% HSU giới hạn độ khói.


Theo Báo Giao thông
Chia sẻ:

Bọc vô lăng ô tô 5 năm, chủ xe xót xa hối hận

Nếu không vệ sinh và chăm sóc bọc vô lăng đúng cách, bạn có thể sẽ gặp phải những rủi ro không ngờ tới, có thể làm hỏng cả chiếc vô lăng nguyên bản của xe.

Hốt hoảng khi gỡ vỏ bọc ra khỏi vô lăng


Bọc vô lăng (hay còn gọi là ốp vô lăng) là một loại phụ kiện ô tô khá phổ biến mà nhiều chủ xe ở Việt Nam trang bị nhằm tăng tính thẩm mỹ cho khoang nội thất cũng như tạo cảm giác cầm lái tốt hơn. Thế nhưng, nếu sử dụng không đúng cách, bọc vô lăng có thể phản tác dụng.

Cách đây hơn 5 năm, anh Nguyễn Văn Thành (quận Tây Hồ, Hà Nội) lần đầu tiên mua ô tô. Một trong những phụ kiện mà anh ưu tiên "nhồi" lên xe là chiếc bọc vô lăng. Nhiều người bạn của anh khuyên rằng, phụ kiện này sẽ giúp cho vô lăng to, cầm chắc tay hơn. Ngoài ra, phần nhựa bên trong sẽ sẽ được bảo vệ, nâng cao tuổi thọ, không bị xước xát và tăng tính thẩm mỹ của chiếc xe.

Thời gian đầu, anh Thành cảm thấy rất hài lòng bởi vô lăng được trang bị thêm một lớp bọc khá vừa tay. Chiếc vô lăng trông cũng thẩm mỹ hơn với màu sắc bắt mắt, ăn nhập với nội thất chứ không phải màu đen đơn điệu như nguyên bản.

Chiếc vô lăng bị "mốc xanh mốc đỏ" sau khi bỏ bọc vô lăng ra. (Ảnh: Hoàng Hiệp)

Tuy vậy, sau nhiều năm sử dụng, chiếc bọc vô lăng bằng da của anh có dấu hiệu bị sờn và bong tróc da, không còn đẹp như lúc đầu. Khi quyết định bóc ra và thay thế bằng một chiếc bọc khác, anh Thành hốt hoảng nhìn thấy bên trong vô lăng của mình đã bị “mốc xanh mốc đỏ”, bề mặt phần tay cầm xuống cấp nghiêm trọng.

Sau đó, anh Thành đã phải đi khắc phục nhưng bề mặt vô lăng xe vẫn không thể nào trở lại như lúc đầu. Thấy xấu quá, anh Thành lại quyết định bọc lại chiếc ốp khác và thỉnh thoảng lại phải bóc ra để kiểm tra, vệ sinh vô lăng của mình.

Việc vô lăng bị xuống cấp, nấm mốc do bọc vô lăng như trường hợp trên không phải hiếm gặp. Điều này không chỉ gây thiệt hại về kinh tế, tính thẩm mỹ của nội thất ô tô mà còn ảnh hưởng đến sức khoẻ của chính người lái và hành khách trên xe.

Khi nào nên bọc vô lăng?

Trên thực tế, đa số các dòng xe phổ thông đời cũ tại Việt Nam đều có thiết kế vô lăng khá mảnh, thường nhỏ hơn so với tay người lái và bề mặt cũng khá trơn. Chính vì thế, nhiều tài xế gặp khó khăn khi điều khiển vô lăng, đặc biệt là những người có mồ hôi tay. Ốp thêm một chiếc bọc vô lăng được cho là giải pháp tốt giúp tăng cảm giác lái cho tài xế.

Nhiều chiếc xe, chủ yếu là xe đời cũ được chủ nhân bọc thêm một lớp "bảo vệ" cho vô lăng.

Trao đổi với VietNamNet, ông Dương Trung Kiên - Giám đốc Trung tâm chăm sóc xe hơi Kiên Phong (Cầu Giấy, Hà Nội) cho hay, theo thống kê thì phải đến 70-80% số xe từng đến trung tâm này có sử dụng bọc vô lăng.

“Vô lăng nguyên bản thường được các hãng xe làm khá mảnh dẻ, do đó nhiều nam tài xế sẽ phải bọc thêm một lớp nữa cho chắc tay. Ngoài ra, những chiếc bọc vô lăng có nhiều màu sắc, kiểu dáng nên chúng còn mang ý nghĩa trang trí cho xe”, ông Kiên nói.

Theo vị chuyên gia này thì trên thị trường hiện nay, bọc vô lăng vô cùng dễ mua và cũng có nhiều chủng loại, từ bọc da, nỉ, silicon đến các chất liệu cao cấp hơn. Giá có thể dao động từ 200 nghìn đến cả vài triệu đồng, nhưng thông dụng nhất là loại giả da có giá khoảng 400-500 nghìn đồng.

Qua trao đổi, ông Kiên cho rằng, bọc vô lăng dù là loại tốt thì sau nhiều năm sử dụng cũng sẽ bị xuống cấp, chai cứng và phát sinh nhiều vấn đề. Việc vô lăng nguyên bản bên trong bị bụi bẩn, ẩm mốc như trường hợp của anh Thành ở trên cũng không phải hiếm.

“Trong quá trình sử dụng, hơi ẩm do mồ hôi tay, nước rơi vãi vào bên trong bọc vô lăng tích tụ lâu ngày, kết hợp với bụi bẩn hoàn toàn có thể khiến phần nhựa của vô lăng bị ẩm mốc. Thậm chí sẽ lan sang cả các bộ phận khác nếu chiếc xe lâu ngày không sử dụng”, ông Kiên giải thích.

Với kinh nghiệm chăm sóc xe của mình, ông Kiên cho biết thêm, nhiều chiếc ốp vô lăng sau một thời gian sử dụng còn bị lỏng, gây trượt trên bề mặt dẫn đến việc đánh lái không chính xác. Tuy vậy, ông Kiên vẫn cho rằng, việc bọc vô lăng vẫn được đông đảo cánh tài xế lựa chọn bởi nhiều ưu điểm.

Trên thị trường xe mới, các hãng xe hiện nay cũng rất chú trọng đến chiếc vô lăng. Với các dòng xe tầm trung, vô lăng thường được các hãng bọc sẵn da với kích thước khá dày dặn, vừa tay. Điều này giúp chủ xe không cần thiết phải bọc thêm một lớp vỏ ra ngoài vô lăng nữa mà vẫn đảm bảo sự chắc chăn, thật tay và tính thẩm mỹ cao.

Nhiều hãng xe đã bọc sẵn các chất liệu cao cấp lên vô lăng những mẫu xe mới.

Trong trường hợp chưa hài lòng và vẫn muốn “khoác” thêm cho chiếc vô lăng của mình một lớp vỏ bảo vệ, hãy lưu ý những lời khuyên sau đây:

- Kích thước vô lăng của mỗi dòng xe là khác nhau, do đó hãy chọn một chiếc vỏ bọc vừa vặn với kích thước vô lăng xe mình;

- Không nên chọn loại bọc vô lăng quá dày, sẽ mang tới cảm giác cục mịch, chật chội và kém sang;

- Nên chọn bọc vô lăng chất liệu tốt, tạo cảm giác lái chắc chắn, thoải mái cho người sử dụng, độ bền cao;

- Nên chọn một chiếc bọc vô lăng có màu sắc tương đồng với nội thất, đồng thời phù hợp với phong cách chiếc xe mà chủ nhân sở hữu như xe thể thao, xe địa hình, xe gia đình...

- Cũng giống như các phụ kiện hay bộ phận khác, bọc vô lăng ô tô cần phải được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên, đặc biệt với điều kiện thời tiết ẩm, nóng như ở Việt Nam.

Nguồn : https://vietnamnet.vn/vn/oto-xe-may/tu-van/boc-vo-lang-o-to-5-nam-chu-xe-xot-xa-hoi-han-734366.html
Chia sẻ:

Bí kíp giúp xe số tự động lướt nhanh, chạy khỏe

Xe số tự động chạy “lừ lừ”, khả năng vượt kém, yếu hơn xe số sàn là nhận định của không ít lái xe

Dùng chế độ chuyển số bằng tay giới hạn


Xe số tự động đời cũ, hoặc giá rẻ thường có loại chuyển số tay giới hạn. Ngoài số D bình thường thì còn có thêm ký hiệu xe số tự động khác như D3, 2, 1 hoặc 2, 1.

Khi muốn tăng tốc, lái xe có thể cài sang D3 (tương tự chức năng như O/D) trong hầu hết các phương tiện, nó còn tiết kiệm xăng. Khi lái xe ở chế độ này, bạn có thể tiết kiệm ít nhất 15% xăng.

Cách giúp xe số tự động chạy nhanh, êm. Đồ họa: M.H

Dùng lẫy chuyển số trên vô lăng

Một số dòng xe hạng B có lẫy chuyển số trên vô lăng như Honda City, Toyota Vios GR-S mới, Mazda 2.

Lái xe dùng tay để khẩy vào ký hiệu + nếu muốn lên số hoặc ký hiệu – nếu muốn giảm số. Những cấp số người lái chọn sẽ được hiển thị trên màn hình ở cụm đồng hồ. Động thái trên giúp tài xế có thể chuyển số mà không cần rời tay ra khỏi vô lăng.

Dùng D+/- trên cần số

Các dòng xe sốtự động đời mới, nhà sản xuất ô tô thường sử dụng ký hiệu dấu +/- trên cần số để biểu thị chế độ chuyển số tay hay chế độ số tay bán tự động.

Với chế độ này, người lái có thể hoàn toàn kiểm soát xe như trên xe số sàn. Khi không muốn dùng nữa, tài xế chỉ cần gạt cần về vị trí D, xe trở về chế độ số tự động bình thường.

Đạp thốc chân ga, hoặc dùng lẫy chuyển số vô lăng giúp xe số tự động chạy nhanh hơn. Đồ họa: M.H

Đạp thốc chân ga

Đạp thốc chân ga là cách đơn giản giúp bạn cảm nhận được sức mạnh chiếc xe của mình dưới sự kiểm soát của người lái. Cách này được dùng phổ biến khi muốn tăng tốc hoặc vượt xe khác.

Theo Lao động
Chia sẻ:

Di chuyển bằng ô tô, làm thế nào để phòng tránh lây nhiễm Covid-19?

Trong lúc dịch Covid-19 bùng phát trở lại thì việc đảm bảo an toàn, phòng tránh lây nhiễm đối với người thường xuyên sử dụng ô tô là điều cần được nghiêm túc thực hiện.

Chúng ta đang phải tuân thủ quy định giãn cách để phòng, tránh lây lan Covid-19 nhưng thực tế, nhu cầu di chuyển của người dân cũng chỉ có thể dừng ở mức hạn chế thấp nhất.

Vì thế, những người bắt buộc phải di chuyển hoặc thường xuyên sử dụng phương tiện đón, chở khách như taxi, xe bus, xe khách cần phải trang bị kỹ năng đảm bảo an toàn. Hãy ghi nhớ và tuân thủ những điều dưới đây: 

Luôn luôn đeo khẩu trang

Khi di chuyển bằng ô tô, bạn cần sử dụng khẩu trang đạt chuẩn theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

Di chuyển bằng ô tô, làm thế nào để phòng tránh lây nhiễm Covid-19? - 1

Luôn sử dụng khẩu trang ngay cả khi di chuyển bằng ô tô để phòng tránh bệnh dịch

Đeo khẩu trang đúng cách, đảm bảo che kín mũi, miệng và ôm sát vào mặt. Covid-19 lây nhiễm qua đường hô hấp nếu tiếp xúc gần với người mang mầm bệnh, khi hít phải nước bọt, giọt bắn hắt hơi của người bệnh.

Không đưa tay lên mắt, mũi, miệng. Dùng khăn giấy, khủyu tay áo, khăn vải che mũi, miệng khi ho, hắt hơi...

Sát khuẩn sau khi chạm vào cửa xe

Cân nhắc sử dụng khăn lau tẩm cồn để khử trùng bề mặt hoặc dùng dung dịch sát trùng tay chứa ít nhất 60% cồn sau khi chạm vào các chi tiết nhiều người cùng tiếp xúc. Rửa tay bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây ngay khi có thể.

Hạn chế chạm vào các chi tiết bên trong xe. Nguồn gây bệnh có thể tồn tại trên các bề mặt trong xe hơi, đặc biệt là những vị trí thường xuyên tiếp xúc như tay nắm cửa, vô lăng, hệ thống giải trí...

Giữ khoảng cách an toàn với người đi cùng xe

Di chuyển bằng ô tô, làm thế nào để phòng tránh lây nhiễm Covid-19? - 2

Ưu tiên sử dụng phương tiện cá nhân thay vì phương tiện công cộng khi dịch bùng phát

Theo khuyến cáo, khoảng cách tối thiểu để tránh lây lan bệnh viêm đường hô hấp cấp là 2 mét. Khi di chuyển, hãy hạn chế tối đa việc sử dụng phương tiện công cộng như xe bus, xe khách... Ưu tiên sử dụng ô tô cá nhân hoặc taxi gia đình để tránh tiếp xúc với nhiều người.

Lấy gió ngoài và mở cửa kính xe

Cải thiện thông gió trong xe nếu có thể. Việc mở cửa kính xe sẽ tạo ra một không gian thoáng đãng, hạn chế bị lây nhiễm trong môi trường kín. Còn nếu sử dụng điều hòa, hãy chọn chế độ lấy gió ngoài.

Vệ sinh xe sạch sẽ

Di chuyển bằng ô tô, làm thế nào để phòng tránh lây nhiễm Covid-19? - 3

Xe cần được vệ sinh thường xuyên, đặc biệt tại các chi tiết thường xuyên tiếp xúc

Vệ sinh xe là việc làm cần thiết để tạo môi trường sạch sẽ, đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng. Nên dùng dung dịch sát khuẩn để vệ sinh các chi tiết bên trong, đặc biệt là vô lăng, cần số, khung cửa/tay nắm, cửa sổ, nút điều khiển nhiệt độ/radio và khóa dây an toàn...

Nếu từng đi qua những vùng nghi ngờ là ổ dịch thì cần tiến hành khử khuẩn ngay lập tức toàn bộ phương tiện. Đồng thời tự cách ly, theo dõi sức khỏe, khai báo y tế đầy đủ theo quy định.

Điều quan trọng nữa là luôn theo dõi tình hình sức khỏe của những thành viên trên xe. Hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất nếu có các dấu hiệu ho, sốt bất thường. 

Chúc bạn lái xe an toàn và chung tay cùng Việt Nam chiến thắng đại dịch Covid-19!

Theo Dân trí

Chia sẻ:

Thay má phanh ôtô và những điều cần biết rõ

Sau một thời gian dài sử dụng, má phanh ôtô sẽ dần bị ăn mòn và cần được thay thế kịp thời.

Thói quen xấu khiến má phanh bị mòn


Nguyên nhân chính dẫn đến mòn má phanh, hỏng kẹp phanh là bắt nguồn từ thói quen của người sử dụng như: Phanh gấp, phanh giật cục. Ngoài ra, việc chở quá tải cũng khiến tuổi thọ của má phanh bị giảm sút.

Ngoài ra, thói quen rà phanh trên những cung đường dốc cũng khiến nhiệt độ phanh tăng cao. Nếu để nhiệt độ lên 600 – 700 độ C có thể gây ra hiện tượng mất phanh, gây nên các vụ tai nạn đáng tiếc.Bạn có thể nhận biết phanh ôtô hư hỏng qua một số dấu hiệu. (Đồ họa: Trang Thiều)

Dấu hiệu nhận biết má phanh bị hư hỏng

Nếu nhận thấy một trong những dấu hiệu dưới đây, bạn cần sớm mang xe đến gara kiểm tra và khắc phục:

- Cảm biến báo phanh mòn: Thông thường má phanh của ô tô được gắn thêm 1 miếng thép, nhằm hỗ trợ tản nhiệt trong quá trình phanh xe. Nếu má phanh bị bào mòn, đèn báo mòn phanh sẽ phát sáng.

- Phanh bị lệch: Khi đạp phanh, nếu thấy xe có xu hướng lệch về bên trái hoặc phải đường thì có thể má phanh đã hỏng. Vì vậy bạn cần thay má phanh ô tô mới. Nếu không rất dễ khiến xe bị mất lái và xảy ra tai nạn.

Ngoài ra, cũng có một số dấu hiệu khác như đạp phanh không cảm thấy có lực, bó phanh, phanh cứng hoặc mất độ bám… Để đảm bảo an toàn, lái xe hãy bảo dưỡng xe ô tô định kỳ.

Thời điểm nên thay má phanh ô tô

Nhiều chuyên gia đã chỉ ra rằng, sau khoảng 80.000km di chuyển hoặc sau 2 năm vận hành xe, các tài xế nên kiểm tra và thay thế má phanh mới.

Tuy nhiên, nếu thường xuyên sử dụng xe tại những khu vực đông dân cư, tắc đường, bạn nên thay phanh sớm hơn so với thời gian được khuyến cáo bởi tần suất sử dụng phanh sẽ lớn hơn.

Trên thị trường hiện nay có nhiều loại má phanh như: Má phanh hữu cơ làm từ các sợi hữu cơ phi kim, ít gây tiếng ồn; má phanh kim loại hoạt động tốt ở nhiệt độ cao; má phanh gốm được tạo thành từ sợi ceramic và sợi đồng trộn lẫn với nhau, tốt và bền bỉ. Vì vậy, tùy vào nhu cầu và điều kiện kinh tế bạn có thể lựa chọn phù hợp.

TRANG THIỀU
Nguồn : https://laodong.vn/xe/thay-ma-phanh-oto-va-nhung-dieu-can-biet-ro-873521.ldo
Chia sẻ:

4 lỗi ôtô thường gặp khi đi qua trạm thu phí

Khi di chuyển qua trạm thu phí, tài xế rất dễ gặp các lỗi sau dẫn đến việc bị xử phạt vi phạm hành chính.

Trạm thu phí Bắc Bình Định. Ảnh: Minh Hạnh

Ôtô đi vào làn xe máy để tránh trạm thu phí

Trên thực tế, đây là một trong những lỗi phổ biến ở khu vực trạm thu phí có làn đường xe máy rộng rãi và không có nhân viên đứng soát. Đây là hành vi vi phạm pháp luật và chịu mức phạt rất nặng. Cụ thể:

- Người điều khiển xe không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường: Phạt 200.000 - 400.000 đồng;

- Người điều khiển xe đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định: Phạt 03 - 05 triệu đồng;

- Người điều khiển xe không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông: Phạt 3.000.000 triệu đồng đến 5.000.000 triệu đồng.

Xe đi vào làn thu phí tự động nhưng không dán thẻ thu phí

Hệ thống thu phí tự động giúp người dân thuận tiện khi tham gia giao thông như không cần dừng xe để trả phí khi đang lưu thông, tiết kiệm được nhiên liệu và thời gian di chuyển.

Tuy nhiên, nhiều tài xế đã lợi dụng việc không dừng mà cho xe đi qua dù không có tài khoản trả phí tự động, hoặc có tài khoản nhưng không đủ tiền thanh toán. Hành vi này sẽ bị phạt hành chính, cụ thể như sau:

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: Điều khiển xe không đủ điều kiện để thu phí theo hình thức điện tử tự động không dừng đi vào làn đường dành riêng thu phí theo hình thức điện tử tự động không dừng tại các trạm thu phí.

Dừng đỗ quá 5 phút tại trạm thu phí

Trường hợp dừng xe quá thời gian trên, tài xế có thể bị xử phạt hành chính theo một trong các lỗi sau:

- Phạt 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng: Dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe trái quy định gây ùn tắc giao thông;

- Phạt 3.000.000 triệu đồng đến 5.000.000 triệu đồng: Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông.

Đặc biệt, trường hợp người điều khiển xe ôtô cố ý dừng, đỗ phương tiện cản trở, gây ách tắc giao thông dẫn đến hậu quả nghiêm trọng còn bị xử lý trách nhiệm hình sự về Tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ".

Không đảm bảo khoảng cách giữa các xe

Trên thực tế, tùy từng trạm thu phí, khoảng cách đặt ra sẽ khác nhau, thông thường là 3m hoặc 8m.

Nếu đã có biển báo này mà tài xế không thực hiện đúng sẽ bị phạt từ 800.000 - 1.000.000 triệu đồng về hành vi không giữ khoảng cách theo quy định của biển báo hiệu “Cự ly tối thiểu giữa hai xe”.

TRANG THIỀU (T/H)
Nguồn : https://laodong.vn/xe/4-loi-oto-thuong-gap-khi-di-qua-tram-thu-phi-874137.ldo
Chia sẻ:

Khuyến cáo dành cho lái xe đi Tây Bắc khi đường đóng băng

Thời tiết lạnh dưới 0 độ C ở các vùng núi Tây Bắc có thể khiến tài xế ô tô gặp khó, bởi đa phần xe tại Việt Nam thường dùng loại lốp xe cho khí hậu nhiệt đới.

Những ngày này, băng giá và tuyết mỏng đã bắt đầu xuất hiện ở các vùng núi Tây Bắc Việt Nam như Sapa, đèo Ô Quý Hồ... Sáng ngày 11/1, đường ở khu vực này đóng băng mỏng khiến CSGT phải tạm ngăn đường do một số xe bị trượt, mất lái sa xuống rãnh.

Xe sa xuống rãnh thoát nước vì đường trơn ở đèo Ô Quý Hồ. Ảnh: Tavan Dragon House

Theo chuyên gia đào tạo lái xe Nguyễn Hồng Vinh, đa số ô tô ở Việt Nam sẽ gặp khó khi di chuyển ở những nơi mặt đường bị đóng băng. “Câu chuyện không nằm ở loại xe một cầu hay hai cầu, dẫn động bốn bánh mà ở vấn đề lốp. Đa số chủ xe ở Việt Nam dùng loại lốp thông thường, thích hợp khí hậu nhiệt đới và tiết kiệm. Gặp đường trơn mất tiếp xúc cả bốn bánh thì không nên đi tiếp, rất nguy hiểm”, chuyên gia Vinh nói.

Vì vậy, để đi được đường trơn, đóng băng cần thay loại lốp phù hợp. Chuyên gia Vinh cho biết loại lốp phù hợp là lốp gai AT (All Terrain) có nhiều gai, ít rãnh dọc nên có khả năng bám đường tốt hơn. Một số loại lốp dùng 4 mùa cao cấp nhưng giá thường đắt gấp 4 hoặc 5 lần so với lốp thông thường.

Lốp AT với ta-lông kiểu hoa khối với sự hiện diện của các khối hình độc lập trên bề mặt lốp giúp tăng độ bám đường, trong khi loại lốp chạy đường nhựa thường có các gân dọc giúp đi êm, ít ồn, tiết kiệm nhiên liệu nhưng sức kéo và chống trượt không thể bằng AT.

Bên cạnh đó, chuyên gia Vinh cho rằng công nghệ cũng góp phần giúp tài xế đi đường trơn trượt, đóng băng tốt hơn. “Các xe có sẵn các trang bị như cân bằng điện tử, hỗ trợ phanh, dẫn động 4 bánh, tính năng lái xe đường trơn tuyết sẽ giúp ích rất nhiều cho tài xế. Tuy nhiên, dù có sẵn công nghệ hỗ trợ, tài xế không nên chạy nhanh”, ông Vinh nói thêm. Một mẹo nhỏ khác dàng cho tài xế dùng lốp thường bị trơn trượt có thể vận dụng là xì bớt hơi bánh xe để tăng độ tiếp xúc mặt đường. Cách này áp dụng cho cả đường cát, sỏi.

Xe có nhiều chế độ lái và hỗ trợ phanh sẽ giúp ích khi đi đường trơn trượt

Ở các nước phương Tây thường xuyên có hình thái mặt đường đóng băng vào mùa đông nên họ thường có các biện pháp khắc phục như rải muối bề mặt đường, thay lốp chuyên dụng chạy băng tuyết. Nhưng vẫn có những nguyên tắc được khuyến cáo chung cho lái xe.

Theo American Automobile Association (Hiệp hội Ôtô Mỹ; viết tắt AAA), điều kiện đường xá tồi tệ là một yếu tố gây ra gần nửa triệu vụ tai nạn và hơn 2.000 ca tử vong trên đường vào mỗi mùa đông ở Mỹ. Tổ chức này khuyến nghị tài xế trước khi lái xe cần kiểm tra kỹ nhiên liệu, luôn giữ ít nhất bình nhiên liệu có mức trên nửa thùng. Lái xe từ từ, tăng và giảm tốc từ từ tránh, hạn chế phanh đột ngột. Tăng khoảng cách với xe phía trước bằng cách cộng thêm 5 hoặc 6 giây so với phản ứng ở thời tiết bình thường.

Bên cạnh kỹ năng lái xe thì việc chuẩn bị phương tiện hoạt động một cách tốt nhất cũng là cách để tránh gặp sự cố khi đi vào đường trơn trượt, mưa tuyết.

Chia sẻ với VietNamNet, kỹ sư ô tô Lê Văn Tạch ( Phúc Yên - Vĩnh Phúc) cho biết khi nhiệt độ xuống quá thấp, chủ xe nên để ý phần nước làm mát. “Về lý thuyết, nước làm mát ô tô có mức chịu đông lạnh nhất định nhờ có thành phần pha thêm các chất có nhiệt độ đông lạnh thấp. Tuy nhiên, nhiều chủ xe có thể trong quá trình sử dụng đã pha thêm nước lọc hoặc mua phải nước làm mát giả. Khi gặp thời tiết lạnh đóng băng khiến nhiệm vụ làm mát động cơ mất đi, dễ khiến động cơ gặp sự cố. Vì thế nên kiểm tra kỹ bộ phận này và chỉ thay nước làm mát đúng loại ở nơi uy tín”, kỹ sư Tạch nói.

Nguồn : https://vietnamnet.vn/vn/oto-xe-may/meo-lai-xe-len-tay-bac-khi-duong-dong-bang-704622.html
Chia sẻ:

Những vị trí cần kiểm tra để ô tô hoạt động tốt trong ngày lạnh nhất

Vào mùa đông khi thời tiết lạnh sâu, nhiều chủ xe phàn nàn ô tô khó khởi động hoặc gặp sự cố ảnh hưởng đến công việc. Do đó, tài xế cần lưu ý một số vị trí cần kiểm tra kỹ để tránh rủi ro trên đường.

Nhiệt độ giảm sâu trong mùa đông có thể khiến chiếc ô tô bỗng dưng muốn... nghỉ, khó khởi động hoặc gặp sự cố trên đường.

Vì vậy, chủ xe nên dành thời gian kiểm tra những bộ phận dưới đây và đảm bảo rằng dù nhiệt độ xuống dưới 0 độ C, xe vẫn hoạt động tốt.

Ô tô di chuyển vào mùa đông, khi đường có băng tuyết cần phải lưu ý nhiều hơn so với mùa hè

Nước làm mát

Vào mùa đông lạnh giá, nếu nước làm mát động cơ bị đóng băng sẽ khiến động cơ không thể hoạt động được.

Vì vậy, dung dịch chống đông có tác dụng ngăn nước làm mát của động cơ bị đóng băng. Tài xế có thể pha thêm dung dịch này theo đúng tỷ lệ để giảm thiểu thiệt hại đáng kể. Lưu ý, có thể tham khảo về dung dịch chống đông trong sách hướng dẫn kèm theo xe.

Thời tiết ở Việt Nam chỉ xảy ra hiện tượng băng tuyết cá biệt ở vùng núi phía Bắc vào mùa đông nên thông thường, loại nước làm mát đúng tiêu chuẩn đã có sẵn hóa chất chống đông bên trong, khả năng chống đông có thể lên tới -30 độ C. Do đó, chủ xe cần thay loại nước làm mát chính hãng ở nơi đảm bảo uy tín.

Trong trường hợp phải pha chế thêm dung dịch chống đông, cần đậy nắp chai thừa kín và cất ở nơi an toàn bởi dung dịch này rất độc hại.

Bình ắc quy

Cho dù xe ô tô của bạn được trang bị động cơ xăng, dầu diesel, hybrid hay động cơ điện, nhiệt độ xuống thấp đồng nghĩa với việc ắc quy phải hoạt động nhiều hơn. Mọi chiếc xe bạn sử dụng đều sở hữu bình ắc quy 12 vol nhằm đảm bảo các hệ thống điện quan trọng hoạt động xuyên suốt. Vì vậy, kiểm tra tình trạng ắc quy là việc rất cần thiết.

Để ắc quy hoạt động ổn định, cần thay thế nếu sử dụng quá 5 năm. Với xe thường xuyên sử dụng, tuổi thọ ắc-quy có thể khoảng 3 năm.

Nếu không có kế hoạch sử dụng trong thời gian dài, có thể tháo ắc-quy cất đi hoặc chuẩn bị sẵn bộ sạc hoặc kích ắc-quy để sử dụng lại khi cần.

Lốp xe


Lốp xe là bộ phận duy nhất của xe tiếp xúc trực tiếp với bề mặt đường, chịu tải và lực ma sát. Khi thời tiết xấu hoặc địa hình xấu, lốp xe đóng vai trò quan trọng nhất rồi mới đến các tính năng hỗ trợ. Vì vậy, một bộ lốp "khỏe" sẽ giúp tài xế có thể lên đường bất cứ lúc nào.

Khi mặt đường đóng băng hoặc có tuyết, cần loại lốp nhiều rãnh hoa văn như lốp AT để tăng độ bám

Để lốp xe bền, khỏe, chủ xe cần tiến hành thường xuyên kiểm tra. Các hãng lốp thường khuyến cáo độ sâu rãnh lốp tối thiểu phải từ 3mm. Bất cứ một hư hại nào ảnh hưởng đến bề mặt như rách, mòn không đều, găm đinh...cần phải được khắc phục hoặc thay thế ngay.

Nếu có kế hoạch đi vào địa hình băng, tuyết, hãy lưu ý sử dụng loạt lốp chuyên dụng phù hợp với hành trình của bạn, như lốp AT hoặc lốp chuyên dụng có bề mặt rãnh lốp tạo ma sát tốt.

Hệ thống đèn

Trong mùa đông, số giờ có ánh sáng mặt trời ít đi, cộng với thời tiết xấu sẽ làm giảm tầm nhìn của bạn khi tham gia giao thông. Điều này đồng nghĩa với việc hệ thống chiếu sáng trên xe là yếu tố quan trọng để đảm bảo an toàn khi di chuyển.

Mùa đông thời tiết tối hơn và dễ có hiện tượng sương mù, cần chú ý bảo dưỡng hệ thống đèn hoạt động ở mức tốt nhất

Vì vậy, cần đảm bảo tất cả hệ thống đèn đều đang hoạt động và được vệ sinh sạch sẽ. Để được như vậy, trước mỗi chuyến đi nên kiểm tra kỹ đèn xi nhan sườn cũng như đèn chiếu sáng biển số, đồng thời chú ý điều chỉnh góc chiếu sáng đèn pha trong trường hợp chở nhiều hành khách/ hàng hóa hơn bình thường.

Kính chắn gió

Trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, hãy đảm bảo luôn giữ được tầm nhìn rõ ràng nhất có thể. Giữ cho kính chắn gió trước và sau sạch không chỉ cải thiện tầm nhìn, mà còn giúp việc gạt mưa trở nên dễ dàng hơn, đồng nghĩa với việc tối ưu khả năng của cần gạt.

Để kính chắn gió sạch, nên tiến hành vệ sinh cả mặt bên trong kính để làm giảm hiện tượng đọng hơi nước. Kiểm tra cần gạt và thay thế nếu cần thiết. Chú ý tắt chế độ gạt tự động nếu khởi động xe trong điều kiện thời tiết băng giá. Chúng có thể bị hư hại nếu đang bị đóng băng chặt vào kính chắn gió.

Cần đảm bảo dung dịch rửa kính luôn được đổ đầy. Bạn cũng có thể pha thêm dung dịch chống đông để ngăn việc đóng băng nguồn nước.

Những đồ mang theo xe

Nếu bạn có kế hoạch đi du lịch trong thời gian mùa đông, hãy kiểm tra kỹ lưỡng và chuẩn bị thêm một số trang bị cần thiết.

Kiểm tra tình trạng của lốp dự phòng và thiết bị bơm lốp, hay bất kì các thiết bị liên quan như bộ kích, dụng cụ thay ốc hoặc móc kéo.

Mang theo dây sạc điện thoại. Nếu xe không được trang bị cổng cắm USB, hãy mua đầu chuyển đổi cho ổ cắm 12V trên xe, thường có chi phí rất hợp lý. Đồng thời, hãy mang theo đồ dùng giữ ấm như chăn, áo khoác, mũ, găng tay và bốt - đề phòng trường hợp bạn bị kẹt ngoài đường do thời tiết xấu

Hãy dự trữ nước và đồ ăn nhẹ như bánh quy hoặc sôcôla trên xe phòng trường hợp khẩn cấp.

Quan trọng nhất, cần đảm bảo bình xăng được duy trì ở mức tối thiểu 1/4, vì nếu bạn bất ngờ bị kẹt khi đang trong hành trình, cần phải giữ cho động cơ xe luôn hoạt động.

Nguồn : https://vietnamnet.vn/vn/oto-xe-may/tu-van/6-vi-tri-can-kiem-tra-de-o-to-hoat-dong-tot-trong-ngay-lanh-nhat-705276.html
Chia sẻ:

Archive