Những lưu ý khi dán Decal xe ô tô để không bị phạt?

Dán decal như thế nào để không bị xử phạt? Để thỏa mãn niềm đam mê cũng như nhu cầu của nhiều khách hàng khác nhau, nhưng vẫn đảm bảo được các luật lệ giao thông thì cứu hộ Hòa Bình xin chia sẻ một số lưu ý để khách hàng có thể tham khảo như sau :

- Không dán decal xe hoặc tem trùm xe lên toàn bộ thân xe. Điểm này theo quy định tại khoản 2 điều 55 luật GTĐB năm 2008 có quy định : Chủ phương tiện không được tự ý thay đổi kết cấu, tổng thể, hệ thống của xe không đúng với thiết kế của nhà sản xuất hay thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Nếu muốn đổi màu xe, chủ xe cần đến cơ quan quản lý để làm thủ tục.

- Nên dán decal trùng màu sơn đăng ký hay đơn giản hơn là dùng tem trong hoặc ni lông không màu.
Chỉ nên dán những loại tem nhỏ, logo, tem vành, tem xương cá.

- Mách nhỏ là nếu trong giấy tờ xe chỉ ghi màu xanh, đỏ, cam...thì bạn có thể lựa chọn các màu sắc trong giải màu liên quan như xanh lá, cam nhạt, đỏ sẫm... để trang trí cho xế cưng mà vẫn đảm bảo an toàn.

Cũng cần lưu ý về những khoản phạt liên quan đến việc thay đổi màu sơn xe như sau :

- Căn cứ theo khoản 1 điều 30 NĐ 46/2016/NĐ-CP quy định về việc xử phạt với hành vi tự ý thay đổi màu sơn xe không đúng với màu sơn được quy định trong giấy đăng ký xe với mức phạt từ 300.000đ đến 400.000đ với cá nhân và 600.000 - 800.000 đồng với tổ chức là chủ xe ô tô, xe máy, xe chuyên dụng, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô.

- NĐ 46 cũng được áp dụng tương tự với xe mô tô, xe gắn máy, mức phạt từ 100.000 - 200.000 đồng.

Hy vọng qua bài viết từ cứu hộ ôtô Hòa Bình bạn đã có thêm những kinh nghiệm hữu ích khi lựa chọn dán decal cho xế cưng, đồng thời vẫn đảm bảo an toàn giao thông và giúp sơn xe luôn được bảo vệ một cách hiệu quả.
Chia sẻ:

Cách khử mùi cho xe ô tô đơn giản và hiệu quả

Mùi hôi trong xe ô tô gây khó chịu kể cả cho hành khách lẫn các lái xe . Bài viết sau đây Cứu hộ Hòa Bình anycar sẽ điểm qua những cách giúp khử mùi hôi trên xe ô tô cực kỳ đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả.

Hiện nay hầu hết mọi người đều sử dụng túi hương hay nước hoa để khử mùi hôi trong xe ô tô, chính vì nhanh gọn và sản phẩm này được bày bán nhiều tại các cửa hàng. Nhưng theo cứu hộ ôtô Hòa Bình chỉ với 14 cách đơn giản dưới đây bạn có thể tự tay thực hiện với xế cưng của mình khi xe xuất hiện mùi khó chịu.


Chỉ với những vật dụng đơn giản như khăn giấy, giấm chua, bột soda, than hoạt tính,... và một số mẹo là xe bạn trở lại với vẻ vốn dĩ của nó trước đây. Việc khử mùi bằng cách xịt nước hoa lập tức để át mùi trong xe là điều sai lầm của nhiều người, việc đầu tiên bạn cần làm là để không khí tự nhiên ngoài trời lưu thông trong xe và cuốn hết các mùi khó chịu ra ngoài rồi mới tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo.

1: Tìm nơi phát tán ra mùi hôi : Nếu nhận thấy mùi khó chịu trong xe, bạn hãy tìm hiểu nguyên nhân gây ra mùi bằng cách gỡ hết các màng nhựa bọc các bộ phận trên xe và lau lại toàn bộ nội thất xe bằng khăn vì mùi nhựa lẫn với các mùi khác trong xe như mùi ghế da thường sẽ gây khó chịu, tốt nhất hãy lau bằng khăn vi sợi để khử mùi. Tuy nhiên, điều này chỉ xảy ra với xe mới mua về, còn đối với xe đã sử dụng một thời gian thì mùi hôi trong xe thường phát ra từ chỗ ngồi, sàn xe, các kẽ hở giữa ghế, cốp xe, ngăn tủ và khe giữ cốc vì đây là những vị trí dễ lưu đọng lại từ đồ ăn thức uống rơi vãi hoặc mùi quần áo bám vào,...

2: Kiểm tra, vệ sinh bộ phận lọc gió và cửa điều hòa : Sau một thời gian sử dụng cửa điều hòa không khí và tấm lọc gió sẽ bị bám bụi, từ đây có thể gây ra mùi khó chịu trong xe. Vì thế nên phơi tấm lọc gió ra ngoài trời trong vòng vài giờ, còn đối với cửa điều hòa nên vệ sinh sạch bụi sau đó dùng chất khử mùi xịt vào các cửa điều hòa.


Lưu ý: khi sử dụng điều hòa tốt nhất khi mới lên xe bạn nên chuyển sang chế độ lấy gió ngoài (Fesh Air Mode) vì nhiều người không để ý tới điều này chỉ sử dụng chế độ lấy gió trong (Recirculation mode) lúc này không khí bên ngoại sẽ không lưu thông trong xe được và mùi hôi vẫn lẩn quẩn trong ô tô.

3: Dọn vệ sinh sạch sẽ nội thất ô tô : dọn dẹp sạch sẽ những đồ vật trên xe như tạp chí, sách báo, bao bì thực phẩm, khăn ăn cũ,... Ngay cả vật dụng nhỏ cũng sẽ là nguyên nhân gây mùi hôi khó chịu. Tốt nhất bạn dọn dẹp tất cả chỉ để lại những thứ thực sự cần thiết giữ không gian luôn thoáng đãng. Vị trí bạn nên chú trọng nhiều nhất chính là thảm lót và các khe nhỏ không thể với tới tại vị trí ghế ngồi, có thể sử dụng máy hút bụi để làm sạch mọi ngóc ngách khó dọn dẹp nhất.

Nếu chẳng may làm đổ nước lên sàn cách tốt nhất là bôi 1 ít dầu gội đầu lên vết bẩn sau đó lau bằng bọt biển hoặc vải mềm rồi rửa bằng nước sạch. Nếu sử dụng bằng chất tẩy rửa cần pha loãng với nước tránh gây hư tổn cho các chi tiết nội thất khi tiếp xúc với chất tẩy mạnh.

4: Mở cửa sổ xe và đỗ xe dưới trời nắng : Mở cửa sổ xe và đỗ xe dưới trời nắng, ánh nắng sẽ giúp khử mùi, diệt vi khuẩn hiệu quả . Có 1 mẹo để giúp khử mùi hôi cũng như ẩm ướt trong xe chính là khi lái xe bạn có thể hạ 1 phần cửa kính xe ô tô để gió bên ngoài lùa vào bên trong xe.


5: Đặt một hộp khăn giấy và một gói than hoạt tính trong xe : việc để một gói than hoạt tính có khả năng khử mùi và hút mùi ô tô rất tốt và không để lại mùi nặng trên xe. Dùng khăn giấy cũng có khả năng xử lý các mùi hôi dai dẳng bên trong cabin vì khăn giấy có tác dụng tạo mùi hương dễ chịu và hấp thụ mùi hôi cao.

6: Khử mùi bằng giấm chua và cà phê : Đây là 2 hương liệu đánh bật mùi hôi trong xe ô tô đáng kể và ít người chứ ý tới mặc dù rất quen thuộc với đời sống của chúng ta. Cà phê nên đặt khoảng 200gr cà phê nguyên hạt vào bên trong cabin để giúp chiếc xe lưu giữ mùi hương dễ chịu hơn vì như bạn đã biết mùi cà phê ai mà không thích và dễ chịu khi ngửi thấy mùi này (lưu ý đặt gọn gàng tránh để rơi rớt xuống sàn).


Giấm chua (giấm trắng) có tác dụng là làm bão hòa mùi hôi nhanh, bạn chỉ cần pha giấm chua với nước sạch sau đó cho vào bình xịt và xịt vào những vị trí phát ra mùi hôi. Tất nhiên nghe hơi vô lý vì mùi của giấm rất khó ngửi nhưng giấm chua lại có tác dụng khử mùi cực tốt và không ảnh hưởng đến các vật liệu trong xe được làm nỉ, da,... Để khoảng 5-10 phút bạn dùng bàn chải hoặc khăn để chà hỗn hợp giấm đó.

7: Khử mùi hôi thuốc lá : Mùi thuốc lá khác với những mùi hôi thông thường mùi khói thuốc bám vào nội thất rất lâu ngay cả việc vệ sịnh sạch sẽ, kỹ lượng đi chăng nữa cũng khó lòng mà đánh bay mùi hôi này. Cách tốt nhất để giải quyết vấn đề này là không nên hút thuốc trên xe hơi, nên nhớ rằng làm sạch chuyên nghiệp cũng không có tỷ lệ 100% mùi khói thuốc biến mất và đã có rất nhiều người nhờ đến chuyên gia xử lý việc này.

8: Khử mùi xe ô tô bằng dứa (trái thơm) : được rất nhiều chủ xe sử dụng, công việc cũng rất đơn giản bạn chỉ cần sử dụng một quả thơm nhỏ sau đó khoét bỏ ruột quả thơm và thấp một cây nến nhỏ cho vào phần ruột vừa khoét. Khi quả thơm được làm nóng sẽ lan tỏa mùi hương giúp khử đi mùi hôi từ thức ăn, thuốc lá, mùi ẩm mốc trên xe mang đến không khí dễ chịu cho khoang cabin.

9 : Khử mùi xe ô tô bằng lá dứa : Lá dứa cũng được sử dụng rất nhiều trong việc khử mùi hôi trong nhà và xe ô tô, cách làm cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần lựa chọn một nắm lá dứa vừa đủ sau đó gấp lại, đập dập và buộc lại sau đó treo trên xe ô tô sẽ giúp loại bỏ mùi hôi từ thuốc lá, mùi thú cưng và cả mùi động cơ cũng được loại bỏ tối đa. Đây cũng là một trong những cách tạo mùi thơm trên xe ô tô được nhiều người sử dụng và đạt hiệu quả rất cao.

10: Vệ sinh bề mặt không trải thảm : Bề mặt không trải thảm là khó khăn không chỉ của riêng ai vì hầu hết những thiết bị này đều quan trọng và đắc tiền ví dụ như bảng điều khiển trung tâm, tốt hơn hết nên đến cửa hàng chuyên bán các thiết bị, phụ tùng cho xe ô tô để mua nước tẩy rửa chuyên dùng để tránh làm trầy màn hình hiển thị cũng như tránh oxy hóa các chi tiết kim loại.

11: Khử mùi hôi trên ghế và trải thảm với Baking Soda : chất phụ gia thực phẩm Baking soda (Natri hidro cacbonat) còn được dùng để khử mùi hôi trong xe ô tô nhờ thành phần bên trong là nước, muối nở hoặc muối có ga giúp tẩy trùng tốt. Cách thực hiện đơn giản như sau bạn rắc trực tiếp bột này lên thảm lót hoặc ghế da để baking soda có thể hút hết mùi hôi và tẩy bẩn, thời gian càng lâu càng hiệu quả tốt nhất là để rắc và đóng kín cửa xe qua đêm.


12: Khử mùi vật nuôi : nên vệ sinh xe thường xuyên khi khi thường chở thú cưng trên xe vì sẽ khó tránh khỏi các mùi hôi trong cabin. Chất khử mùi vật nuôi thường sẽ chứa các thành phần enzyme có khả năng loại bỏ mùi hôi song hóa chất này có thể tạo ra những vết ố trên xe nên tránh lạm dụng quá nhiều.

13: Mùi khí đốt - Mùi dầu xe - Mùi xăng trong xe ô tô : Khi phát hiện mùi này trong xe, tốt hơn hết để bảo vệ tính mạng của người ngồi trên xe và tài sản của mình bạn, nên dừng xe và gọi thợ máy đến sửa hoặc nhờ tư vấn. Đừng cố xử lý vấn đề này nếu không am hiểu vì có thể chiếc xe của bạn đang bị rò rỉ, điều này là cực kỳ nguy hiểm.

14: Mùi tanh từ máy điều hòa: Hãy mang xe đến trung tâm bảo trì gần nhất để kiểm tra vì khi phát hiện ra mùi này chắc chắn hệ thống làm mát của xe đang gặp vấn đề có thể là do chất đông, chất làm lạnh của hệ thống điều hòa bị rò rỉ vào trong xe, nếu không sửa chữa kịp thời sẽ dễ gây hư hỏng.
Chia sẻ:

Cách xử lý khi kẹt chân ga ôtô

Khi xe bị kẹt chân ga nếu không xử lý đúng cách và kịp thời có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Gặp trường hợp này, ô tô có thể mất lái, dẫn đến sự cố va chạm đáng tiếc. Vì thế nên Cứu hộ Hòa Bình dưới đây chia sẻ những lưu ý để xử trí tình thế này.

Cách xử lý khi xe kẹt chân ga không quá phức tạp. Theo Cứu hộ ô tô Hòa Bình thì chỉ cần bình tĩnh thực hiện các bước giảm tốc độ đúng cách là có thể nhanh chóng dừng xe an toàn.

1 : Bật đèn báo khẩn cấp: Khi gặp bất kỳ tình huống nguy hiểm hay mất kiểm soát nào, bước đầu tiên, tài xế cần bật đèn báo khẩn cấp để thông báo cho các phương tiện khác đang cùng lưu thông trên đường.

2: Dùng mũi chân phải nâng bàn đạp ga: Khi ô tô bị kẹt chân ga, hãy thử dùng mũi chân phải nâng bàn đạp ga lên. Điều này sẽ giúp người lái kiểm tra các vật dụng bị mắc kẹt phía dưới bàn đạp ga. Trong trường hợp lò xo hồi vị bàn đạp ga bị yếu, động tác này giúp nâng bàn đạp ga lên. Nếu nâng được, xe có dấu hiệu giảm tốc thì chú ý quan sát trước sau, từ từ đưa xe tấp vào lề mà không dùng bàn đạp ga nữa.

3: Chuyển cần số về N: Trong trường hợp chân ga vẫn kẹt cứng, tài xế ngay lập tức gạt cần số về N. Việc này giúp ngắt truyền động từ động cơ xuống bánh xe để ô tô trôi theo quán tính. Đối với ô tô hộp số sàn, người lái phải đạp chân côn hết hành trình trước khi chuyển cần số về N.

4: Đạp phanh: Sau khi chuyển số về N thì đạp phanh từ từ để giảm tốc độ, chú ý quan sát rồi đưa xe vào lề đường một cách an toàn.

5: Tắt máy và gọi cứu hộ: Khi xe đã dừng hẳn, tài xế phải gọi cứu hộ để kéo xe về các cửa hàng sửa chữa để kiểm tra. Chúng ta tuyệt đối không cố khởi động lại xe hay tự lái xe đi tìm chỗ sửa chữa, đề phòng tình huống kẹt chân ga tái diễn.

*** Những điều không được làm khi chân ga bị kẹt

Kéo phanh tay: Phanh tay chỉ có tác dụng hãm bánh sau, giúp cố định khi xe đang đứng yên. Nếu xe đang chạy tốc độ cao mà kéo phanh tay, hai bánh xe sau sẽ bị khoá đột ngột, có thể gây trượt, dẫn đến mất lái, thậm chí lật xe. Do đó, kể cả bị kẹt chân ga, tài xế tuyệt đối không được kéo phanh tay mà chỉ sử dụng chân phanh để giảm tốc.


Tắt động cơ khi xe đang chạy: Tắt động cơ khi kẹt chân ga có thể khiến tình thế trở nên trầm trọng hơn. Việc này không giúp giảm tốc độ xe chạy mà còn khiến xe lao nhanh hơn bởi phanh động cơ không hoạt động. Đồng thời, khi tắt động cơ, hệ thống trợ lực lái sẽ ngắt vận hành, vô lăng sẽ nặng hơn, dẫn đến khó khăn trong điều khiển phương tiện.
Chia sẻ:

Tác dụng của khe nhỏ trên bảng táp-lô ô tô để làm gì?

Các mẫu ô tô hiện nay thường có một khe lưới nhỏ bằng ngón tay được thiết kế dạng hình vuông hoặc tròn trên bảng táp-lô không phải ai cũng biết , cũng hiểu rõ về chi tiết này.

Khe lưới nhỏ này không thổi khí hay hơi lạnh như các cửa gió điều hoà. Nhiều người cũng lầm tưởng chi tiết này là thiết bị thu âm thanh… Theo Cứu hộ Hòa Bình thì thực chất đây là vị trí đặt cảm biến nhiệt độ bên trong cabin ô tô để giúp hệ thống điều hoà làm mát đúng với nhiệt độ thực tế của nó.


Lý giải từ Cứu hộ ôtô Hòa Bình cùng các chuyên gia trong ngành, cảm biến nhiệt độ trong xe ô tô là một điện trở được lắp trong bảng táp-lô, có một đầu hút. Đầu hút này dùng không khí được thổi vào từ quạt gió để hút không khí bên trong xe nhằm phát hiện nhiệt độ trung bình bên trong xe. Sau đó sẽ gửi tín hiệu đến ECU A/C. Rồi từ đó thì hệ thống máy tính điều khiển trung tâm sẽ có những điều chỉnh để hệ thống điều hoà tự động làm mát đúng với nhiệt độ thực tế của nó.


Trên hầu hết các xe ô tô thì đều có xu hướng lắp đặt cảm biến nhiệt độ gần với vị trí người lái và một số xe có thể có nhiều hơn một cảm biến.

Bên cạnh đó thì hệ thống điều hòa của mỗi xe ô tô còn dựa vào những cảm biến khác, được sử dụng để kiểm soát nhiệt độ và chất lượng không khí trong xe sao cho tối ưu nhất có thể. Ví dụ cảm biến năng lượng mặt trời, cảm biến độ ẩm, cảm biến bụi và cảm biến nhiệt độ bên ngoài…
Chia sẻ:

Các món 'đồ chơi' không nên gắn trên xe ôtô

Nhiều người dùng có thói quen thay đổi hay nâng cấp "đồ chơi" cho chiếc ô tô của mình, tuy nhiên không phải chủ xe nào cũng biết nên lắp thêm những gì và lợi ích cũng như tác hại của các loại phụ kiện này. Dưới đây Cứu hộ Hòa Bình khuyên bạn nên biết một số "đồ chơi" không nên lắp trên ô tô:

Thứ 1 : Ốp phụ kiện crôm bóng bên ngoài

Phổ biến nhất là ở các chi tiết như tay nắm cửa, hõm cửa, mặt cản cốp xe, bệ bước chân, viền cửa sổ hay thậm chí là viền đèn pha, đèn hậu. Nhưng theo Cứu hộ ôtô Hòa Bình thì tác hại đầu tiên của việc ốp thêm các phụ kiện kiểu này là gây ra bụi bám bẩn bên trong mà không thể lau chùi, vệ sinh trong thời gian dài. Nhiều phần ốp sử dụng băng dính, lúc tháo để lại những vết nham nhở, thậm chí làm thay đổi bề mặt dán trên xe hoặc bạc và tróc sơn.


Những phụ kiện kiểu này nếu không được mài nhẵn sẽ có các phần viền sắc cạnh dễ gây xước và tổn thương da, gây nguy hiểm cho hành khách, nhất là trẻ em. Ngoài ra, các phụ kiện này khi xảy ra va chạm dễ bị bong hoặc rơi có thể gây nguy hiểm cho hành khách bên trong xe và người đi đường.

Thứ 2. Trang trí phụ kiện trên bảng táp-lô nội thất

Những phụ kiện trang trí này không chỉ làm giảm tầm nhìn vào ban ngày khi phản chiếu ánh sáng trực tiếp lên kính lái, mà còn có thể gây nguy hiểm cho hành khách khi xảy ra va chạm, bắn trực tiếp vào người. Một số vật phẩm còn được trang trí ngay khu vực túi khí, vô tình biến thành "khẩu súng" tác động trực tiếp tới người ngồi bên trong xe.


Thêm nữa là các loại thảm táp-lô cũng được nhiều chủ xe sử dụng, phụ kiện này ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của túi khí, đặc biệt túi khí bên phụ do thảm thường trùm kín hết táp-lô.

Thứ 3. Gioăng cao su viền cửa

Những cơ sở lắp đặt thường quảng cáo tác dụng của món "đồ chơi" này giúp xe cách âm tốt hơn, chống bụi bẩn, ngoài ra còn giúp tiếng đóng cửa trở nên "chắc" hơn. Nhưng thực tế thì loại gioăng này không hề có tác dụng gì khả quan hơn thiết kế xe nguyên bản của nhà sản xuất. Không những thế, việc lắp thêm đặc biệt vị trí cánh cửa có thể làm ảnh hưởng tới đường thoát nước của xe, để lại vết ố vàng trên vị trí dán và yếu tố kỹ thuật của xe.


Sau này thì nhiều chủ xe đã phát hiện khu vực sơn lắp gioăng cao su còn bị rỉ sét do bị đọng nước lâu ngày.

Thứ 4. Các loại bọc vô lăng

Nhiều chủ xe có sở thích gắn thêm bọc vô lăng, dù nhiều mẫu xe ngày nay đã được bọc da sẵn. Việc này không cần thiết khi bụi bẩn có thể bám lâu ngày ở bên trong, khiến da vô lăng mau chóng bị mốc và lão hóa, đi ngược lại với mục đích muốn giữ zin, nguyên bản của người dùng.


Người dùng sử dụng xe 5 năm trở lên thì mới phải bọc lại một lần, do vậy việc sử dụng bọc vô lăng là không cần thiết và lãng phí.

Thứ 5. Viền che mưa

Đa số chủ xe khi lắp thêm viền che mưa không nhằm mục đích là che mưa, đơn giản họ chỉ muốn chiếc xe trông đẹp hơn theo suy nghĩ cá nhân. Viền che mưa chủ yếu được làm bằng chất liệu nhựa dẻo, được dán thẳng vào viền trên cánh cửa, kéo dài độ phủ xuống ít nhất khoảng 3 cm. Qua khảo sát, các chủ xe cho biết chúng có tác dụng khi hạ cửa kính xuống lúc trời mưa, ngoài ra còn giúp làm đẹp xe theo cảm quan của họ.


Thự tế thì chúng ta lại tự thu hẹp tầm quan sát của mình. Hướng quan sát của lái xe không đơn thuần chỉ là nhìn thẳng mà chúng ta phải bao quát làm chủ được mọi hướng khi ngồi lái. Điều này rất quan trọng khi lái xe ban đêm và lúc trời sương mù. Thế nên, đẹp hay che mưa liệu có còn ý nghĩa khi nguy hiểm đang luôn rình rập bạn vì thiếu tầm nhìn?
Chia sẻ:

Sử dụng nút điều chỉnh đèn pha ôtô thế nào cho đúng?

Các mẫu ôtô trang bị hệ thống đèn pha tự động hầu hết các dòng xe phổ thông. Nhưng các mẫu ôtô hiện nay có trang bị nút điều chỉnh chùm sáng đèn pha nhưng không phải người dùng ô tô nào cũng biết để sử dụng.

Nút này dạng đĩa xoay có biểu tượng đèn pha, được đánh số từ 0 - 3 (hoặc dấu +/-) và thường được bố trí trên bảng táp-lô, đặt bên trái trụ vô-lăng. Theo Cứu hộ Hòa Bình thực tế nhiều người dùng ô tô hiện nay thường không chú ý hoặc không biết cách sử dụng nút điều chỉnh chùm sáng đèn pha trên ô tô dẫn đến việc chùm sáng bị lệch, gây nguy hiểm cho các phương tiện khác khi tham gia giao thông.


Theo chuyên gia Cứu hộ ôtô Hòa Bình thì sản xuất ôtô trang bị nút điều chỉnh chùm sáng đèn pha để giúp người lái điều chỉnh độ cao thấp của chùm sáng đèn khi xe thay đổi tải trọng.

Nếu chở ít người và không chở theo hàng hóa... ôtô sẽ cân bằng và chùm sáng đèn pha không bị lệch. Nhưng, trong một số trường hợp ô tô chở nhiều người hay chở theo nhiều hàng hóa, hành lý (đặc biệt với xe Crossover/SUV 5 - 7 chỗ) sẽ khiến cho xe mất cân bằng, đuôi xe chùng xuống và phần đầu xe hướng lên cao. Lúc này, chùm sáng đèn pha sẽ bị lệch theo hướng đầu xe (chiếu lên cao) do chịu ảnh hưởng trực tiếp từ trọng tải của xe. Khi tham gia giao thông, điều này có thể gây chói mắt cho người điều khiển phương tiện đi ngược chiều.


Ở trường hợp này, nút điều chỉnh chùm sáng đèn pha sẽ giúp người lái chỉnh lại chùm sáng đèn phù hợp với tầm nhìn và không làm ảnh hưởng đến các phương tiện khác.

Vậy sử dụng nút điều chỉnh chùm sáng đèn pha thế nào cho đúng?

Nếu ô tô chỉ chở 1-2 người và không chở quá nhiều hành lý, hàng hóa… bạn nên để nút điều chỉnh chùm sáng đèn pha ở số 0 - mức giúp đèn pha có thể chiếu sáng với khoảng cách xa nhất.

Nhưng nếu xe chở đủ người và nhiều hành lý sẽ làm cho đầu xe cũng như đèn pha bị lệch, hướng lên trên, bạn nên chỉnh nút sang các số 1, 2 hoặc 3 tùy theo độ lệch của xe theo tải trọng. Trong đó, số 3 là mức chỉnh chùm sáng đèn pha xuống mức thấp nhất.
Chia sẻ:

Tại sao nổ lốp trên cao tốc có thể dễ gây lật xe?

Với Xe càng cũ, gầm càng cao, nguy hiểm càng lớn . Những mẫu xe SUV, gầm cao khi di chuyển ở tốc độ trên 80 km/giờ, vấn đề nổ lốp có thể gây lật xe, chủ yếu là do lái xe mất lái khi xe chao đảo.

Với những mẫu xe đời mới, hệ thống an toàn điện tử được trang bị đầy đủ nên khi nổ lốp ở tốc độ cao giúp lái xe có thể xử lý tình huống trong tầm kiểm soát. Theo Cứu hộ Hòa Bình thì với xe đời sâu, thiếu nhiều tính năng an toàn, hoặc có nhưng không hoạt động, việc nổ lốp có thể gây nguy hiểm chết người.


Chi tiết hơn, khi ô tô bất ngờ bị nổ lốp, nhất là khi vận hành trên đường cao tốc, xe rất chao đảo, khó kiểm soát. Trên các xe đời mới hiện nay, tình huống này có sự can thiệp của các hệ thống an toàn như cân bằng điện tử ESP, chống lật, kiểm soát độ bám đường,... giúp xe nhanh chóng lấy lại cân bằng, giúp người lái kiểm soát và dừng xe an toàn.

Cách xử lý tình huống đầu tiên thì theo Cứu hộ ôtô Hòa Bình khi xe bị nổ lốp theo phản xạ của nhiều người sẽ đạp nhồi phanh để xe dừng lại nhanh chóng, điều này cực kỳ nguy hiểm, nhất là khi ô tô bị nổ lốp lúc đang di chuyển ở tốc độ cao hay đang vận hành trên đường cao tốc. Bởi phanh gấp dễ khiến xe bị nghiêng, mất trọng tâm và độ bám đường, dẫn đến bị lật.

Trong trường hợp này thường gặp với các dòng xe gầm cao như SUV, Crossover, xe bán tải… Khi phanh gấp trong trường hợp một bánh đã nổ sẽ làm các bánh xe còn lại mất độ bám đường, trượt dẫn đến mất lái, tài xế xoay vô lăng trái/phải nhiều lần, xe mất kiểm soát va chạm vào các vật cản khác như con lươn, ta luy, phương tiện cùng chiều/ngược chiều, dẫn đến lật xe.

Với những mẫu sedan có trọng tâm thấp, nếu bị nổ lốp và mất lái, xe cũng không dễ bị lật nếu không gặp tác động nào khác trong quá trình xe trượt trên đường như đâm vào con lươn, các phương tiện cùng di chuyển..., xe chỉ có thể xoay vòng chứ không thể tự lật. Còn đối với những mẫu xe Crossover, nhất là SUV, xe bán tải có trọng tâm cao, xe dễ tự lật khi mất lái, thậm chí không cần va chạm với bất kỳ chướng ngại vật nào khác.

Nếu kết hợp nhiều yếu tố "xấu" như xe SUV có trọng tâm cao, xe đời cũ thiếu các tính năng an toàn điện tử hổ trợ, chạy tốc độ cao, khi gặp tình huống nổ lốp bất ngờ trên cao tốc rất dễ bị lật xe. Nếu hành khách bên trong không thắt dây an toàn, việc lật xe có thể khiến hành khách văng ra ngoài, gây nguy hiểm đến tính mạng.

Phân tích của nhiều chuyên gia thì Tầm quan trọng của lốp xe rất quan trong vì khi xe chạy trên đường cao tốc, do đường cao tốc có độ nhám cao, xe lại di chuyển ở tốc độ cao nên lực ma sát lớn, sinh ra nhiệt làm không khí giãn nở khiến lốp xe bị tác động dẫn đến sự cố. Nếu lốp cũ, lốp yếu, lốp kém chất lượng khi chạy trên đường cao tốc dễ bị nổ hơn.


Mỗi lốp ô tô di chuyển được 40.000 - 50.000 km, hoặc qua thời gian khoảng 4-5 năm thì nên tiến hành thay mới. Tuy nhiên, nhiều chủ xe nhìn thấy gai lốp vẫn còn nên tiếp tục dùng. Kể cả khi mặt lốp xe chưa mòn nhiều thì việc lão hóa tự nhiên bên trong cũng đã làm giảm khả năng chịu tải của lốp. Bên cạnh đó cần thường xuyên theo dõi áp suất lốp. Để dễ theo dõi có thể trang bị cảm biến áp suất lốp nếu xe chưa có.

Trong quá trình sử dụng, nhiều chủ xe chưa quan tâm đến việc kiểm tra lốp xe, để hơi quá non hoặc bơm quá căng cũng khiến lốp xe nhanh xuống cấp. Đặc biệt, trong điều kiện đường xá của Việt Nam còn khá xấu và đang bắt đầu vào mùa nắng nóng thì nguy cơ tai nạn từ nổ lốp càng cao hơn. Nên kiểm tra, bảo dưỡng, đảo lốp lốp định kỳ. Nếu lốp đã mòn nên thay mới, tránh cố gắng sử dụng lại sẽ rất nguy hiểm.
Chia sẻ:

Các thói quen khiến động cơ ô tô nhanh hỏng

Một số lái vô tình mắc phải sai lầm khi đang lái xe, gây ảnh hưởng xấu đến động cơ. Sau đây cứu hộ hòa bình nhắc bạn 7 thói quen phổ biến nhất mà chủ sở hữu dễ mắc phải khiến tuổi thọ động cơ ô tô của bạn bị tổn thất nghiêm trọng.

1: Không để động cơ sẵn sàng

Nếu bắt đầu di chuyển ngay sau khi khởi động sẽ khiến các các bộ phận đắt tiền của động cơ bị hao mòn và hư hỏng do dầu bôi trơn chưa lưu thông hết tất cả các chi tiết.



Sau khi khởi động xe, cứu hộ ôtô Hòa Bình khuyên nên để động cơ có thời gian khởi động, làm nóng, dầu máy tuần hoàn trơn tru qua các chi tiết. Khi quá trình lưu thông dầu máy hoàn tất (mất khoảng hai phút) và động cơ đã đạt đến nhiệt độ hoạt động tối ưu, người lái có thể tăng tốc và di chuyển.

2: Đạp thốc ga và liên tục sử dụng phanh

Sẽ gây ra hư hỏng nghiêm trọng cho rôto, đĩa và tang trống. Điều này dẫn đến hao mòn các bộ phận phanh và làm cho chúng kém hiệu quả trong các tình huống khẩn cấp . Nên đảm bảo duy trì tốc độ và tránh sử dụng phanh liên tục có thể giúp các bộ phận phanh của động cơ ít bị hao mòn hơn.

3: Thường xuyên đạp côn

Hành vi này cũng có thể gây hại cho "xế cưng", dẫn đến mài mòn sớm và rách đĩa ly hợp và thậm chí là những hư hỏng nghiêm trọng khác.

4: Không để số ly hợp phù hợp với tốc độ

Nếu không giảm số động cơ khi giảm tốc độ, lái xe đang làm cho động cơ của mình hoạt động mạnh hơn so với mức cần thiết. Điều này có thể gây hư hỏng động cơ vì nó làm tăng nhiệt độ, khiến chúng hoạt động kém hiệu quả hơn và gây ra các vấn đề về tuổi thọ. Vì thế nên luôn điều phối việc chuyển số của ô tô phù hợp với tốc độ xe đang chạy.

5: Bỏ qua bảo trì thường xuyên

Việc bỏ qua hoạt động bảo dưỡng & kiểm tra đúng theo quy trình sẽ dẫn đến nhiều vấn đề và có thể tốn kém chi phí hơn rất nhiều để khắc phục. Thay dầu máy thường xuyên cũng là điều cần thiết để động cơ hoạt động trơn tru.

6: Tăng tốc liên tục

Sẽ gây ra hiện tượng nóng và ma sát không cần thiết trong động cơ ô tô cũng như tạo thêm áp lực lên các bộ phận khác như lốp xe.Nên để tốc độ lái xe ổn định và tối ưu để các bộ phận động cơ của ô tô ít bị áp lực hơn, giúp kéo dài tuổi thọ động cơ tốt hơn.

7: Tắt đột ngột động cơ tăng áp

Nếu dừng xe đột ngột động cơ sau một thời gian dài chạy với cường độ cao, dầu trong tuabin vẫn đang sôi, làm hỏng các bộ phận bên trong động cơ. Do đó, nếu sử dụng một chiếc xe trang bị động cơ tăng áp, hãy đảm bảo không tắt động cơ ngay lập tức sau một chuyến đi dài. Chúng ta nên giảm dần tốc độ khi gần đến đích hoặc để xe không di chuyển nhưng vẫn bật động cơ trong vài phút để tạo nên sự ổn định cho hệ thống truyền động.
Chia sẻ:

Hướng dẫn cách khởi động xe ôtô khi bị hết ắc quy

Người lái xe cần trang bị một số kiến thức để có thể tự giải quyết vấn đề khi xe bị hết ắc quy một cách an toàn và nhanh chóng. Sau đây cứu hộ hòa bình giới thiệu hai cách cơ bản để khôi phục ắc quy ô tô của bạn nếu nó bị hết điện trên đường bao gồm sử dụng bộ kích bình hoặc kết nối ắc quy hết điện với một chiếc khác đang hoạt động tốt thông qua cáp nhảy.

Thứ 1 : Khởi động xe bằng bộ kích bình (jump starter)

Bộ phận này như một chiếc sạc dự phòng có gắn cáp nhảy để có thể dễ dàng kết nối với pin của xe, giúp cung cấp đủ năng lượng cho ắc quy. Do đó cứu hộ ôtô Hòa Bình hướng dẫn người dùng cần đảm bảo rằng bộ kích bình đã được sạc đầy trước khi muốn sử dụng nó. Sau đó, hãy kết nối cáp dương của bộ kích bình (thường có kẹp màu đỏ tươi hoặc màu cam) với cực dương của ắc quy trên ô tô. Cùng với đó, nối cáp âm (thường có kẹp đen) vào cáp âm của ắc quy. Sau khi đảm bảo rằng mọi thứ đã hoàn toàn an toàn, tất cả những gì tài xế phải làm chỉ là ấn nút nguồn để bật bộ kích bình.


Khi đó có thể ô tô của bạn sẽ phát ra một vài âm thanh để báo hiệu đang nhận năng lượng. Khi động cơ có thể khởi động, nên hãy tắt bộ kích bình và ngắt kết nối nó với ô tô. Với những ai thường xuyên sử dụng xe hơi, chúng ta nên sắm một bộ kích bình để chủ động trong trường hợp xảy ra sự cố.

Thứ 2 : Khởi động ô tô bằng cách "câu" bình ắc quy từ xe khác

Hãy đặt hai xe gần nhau nhất có thể và tắt máy chúng hoàn toàn. Sau đó, mở nắp mui xe lên và dùng cáp nhảy kết nối hai ắc quy với nhau.


Đầu tiên, hãy kết nối một đầu của cáp dương (đỏ hoặc cam) với cực dương của ắc quy đã hết điện, sau đó kết nối đầu kia với cực dương của ắc quy đang hoạt động. Tiếp tục, lấy cáp âm (màu đen) và kết nối một đầu với cực âm của chiếc ắc quy tốt, rồi kết nối đầu còn lại của cáp đen với điểm nối trên ô tô chết máy. Điểm nối này là bất kỳ điểm kim loại nào của ô tô có thể dẫn dòng điện liên tục, nếu bạn không thể tìm thấy điểm nối để chốt cáp âm một cách an toàn thì chỉ cần kết nối đầu còn lại của cáp âm với cực âm của ắc quy hỏng.

Sau khi chắc chắn rằng tất cả bốn kẹp được kết nối chắc chắn, lái xe có thể khởi động xe đang sở hữu pin hoạt động tốt. Chúng ta sẽ phải đợi khoảng 15 phút để máy phát điện của ô tô đang hoạt động sạc đầy pin bình ắc quy rồi thử khởi động xe có ắc quy hết điện. Nếu mọi thứ được thực hiện một cách chính xác, chiếc xe bị chết ắc quy có thể hoạt động được ngay, còn nếu không thành công, chủ xe cần phải nhờ đến chuyên gia kỹ thuật xử lý tình huống này để đảm bảo an toàn.

Chú ý, để đảm bảo tiếp xúc tốt, chúng ta nên lau chùi, vệ sinh các đầu điện cực của ắc-quy trước khi kết nối. Bên cạnh đó cần quan sát xem có dấu hiệu rò rỉ dầu hoặc xăng không để tránh chập điện. Đảm bảo ắc-quy không phồng, không chảy nước khi "câu" bình.
Chia sẻ:

Cách bảo vệ ô tô khi mưa bão đổ bộ

Mưa bão luôn gây nhiều thiệt hại vì thế cho nên Cứu hộ hòa bình sẽ hướng dẫn những cách bảo vệ ô tô khi mưa bão đối với những ai sử dụng ô tô, cần lưu ý những điều dưới đây để bảo vệ xe hơi khi bão lũ ập tới đó là :

1: Đỗ xe trong khu vực có mái che

Khi không có nhà để xe và thường xuyên phải đậu xe bên ngoài, chủ xe cần tìm bãi đỗ xe có mái che. Tận dụng mái hiên từ một tòa nhà hoặc có thể là gara đỗ xe công cộng để cất ô tô cho đến khi cơn bão đi qua. Nếu lái xe vào khu vực tâm bão do không cập nhật thông tin thời tiết trước chuyến đi thì cứu hộ ôtô Hòa Bình khuyên lái xe cần tìm một trạm xăng hoặc các khu vực an toàn khác để lưu trú, không nên cố chấp vượt bão.



Tránh tình trạng ngập nước, chủ xe cần đưa chúng đến nơi đỗ ở vị trí cao. Trường hợp phải chống lũ ngay tại chỗ, chúng ta cần kê, kích xe lên cao hẳn khỏi mức nước ngập.

2 : Đổ đầy bình xăng

Khi phải sơ tán thì cần đảm bảo có đủ xăng để thoát khỏi khu vực nguy hiểm. Do các trạm xăng có thể sẽ rất đông hoặc không hoạt động do ảnh hưởng của bão. Chủ xe nên đổ đầy xăng để đề phòng các trường hợp khẩn cấp xuyên suốt cơn bão.

3 : Không để giấy tờ, vật dụng giá trị cao trong ô tô

Chủ xe nên cất giữ những giấy tờ và vật dụng giá trị cao đang có trong xe hơi. Những giấy tờ như đăng ký, bảo hiểm, giấy phép lái xe và thậm chí các giấy tờ cá nhân nên được cất ở nơi khô ráo khi bão đến.

4 : Tránh đậu xe dưới gốc cây, đường dây điện hoặc ở những khu vực trũng thấp

Khi không có khả năng tiếp cận những bãi để xe có mái che, chúng ta cần phải gia cố phần nóc và kính lái bằng các dụng cụ như chăn, gối, thùng xốp, bạt phủ xe chuyên dụng để giảm thiểu rủi ro. Lái xe nên di chuyển ô tô của bạn lên khu vực cao hơn hoặc chọn một vị trí bên cạnh một bức tường vững chắc để cản gió.

5 : Chụp hình ảnh xe trước khi bão đến



Nên chụp ảnh nội và ngoại thất để chứng tỏ chiếc xe vẫn còn nguyên vẹn. Nếu bị tổn thất do bão, chủ sở hữu sẽ dễ dàng đưa ra những bức ảnh về tình trạng xe để làm bằng chứng, giúp các công ty bảo hiểm ô tô hoàn thành việc bồi thường tổn thất cho phương tiện nhanh chóng hơn.

6 : Tìm hiểu về bảo hiểm ô tô

Chủ xe nên nói chuyện với đại lý bảo hiểm phương tiện để nắm rõ những điều khoản bồi thường nếu xảy ra tình huống xấu khi mùa mưa bão đến. Và

cũng cần xem xét kỹ với bảo hiểm khu nhà (chung cư) để biết quyền lợi bồi thường khi xảy ra sự cố thiên tai ảnh hưởng đến phương tiện lưu trú.
Chia sẻ:

Tại sao ô tô khó khởi động khi trời lạnh?

Lý do tại sao ô tô khó khởi động khi trời lạnh? thì dưới đây cứu hộ hòa bình sẽ chi ra 3 nguyên nhân phổ biến nhất khiến người lái xe gặp trục trặc trong việc nổ máy ô tô vào mùa đông đó là :

Thứ 1 là do nhiên liệu bay hơi ít hơn

Xăng hay dầu cũng giống như các chất lỏng khác, không bay hơi nhanh nếu gặp thời tiết lạnh. Tuy nhiên theo cứu hộ ôtô Hòa Bình khi nổ máy, động cơ thường yêu cầu lượng nhiên liệu cao hơn mức bình thường. Trong trường hợp này thì quá trình đốt cháy không hoạt động như dự định


Thứ 2 là do dầu động cơ đặc hơn

Do nhiệt độ thấp nên sẽ khiến dầu động cơ đặc hơn. Vì thế sẽ mất nhiều thời gian để làm nóng dầu bôi trơn và cho phép nó lưu thông qua các bánh răng trên hệ thống truyền động. Nên luôn nhớ rằng, dầu máy là vai trò quan trọng giúp ô tô hoạt động hiệu quả.

Thứ 3 là do Ắc quy ô tô yếu

Một số trường hợp hiếm gặp, ắc quy ô tô có thể là nguyên nhân khiến động cơ của bạn khó khởi động khi nhiệt độ hạ xuống thấp. Đó cũng có thể là lý do tại sao bộ khởi động quay nhưng không thể tương tác với bánh đà. Thời tiết quá lạnh có thể khiến ắc quy mất khả năng sản sinh ra các electron và hoạt động không hiệu quả, dẫn đến việc không đủ công suất để nổ máy.


Khi gặp trường hợp này thì chủ xe thể nạp điện cho bình ắc quy. Ngoài ra, khi bộ phận này đã hỏng nặng thì nên thay thế.

Để tránh các tình trạng trên, chủ xe ôtô nên giữ xe trong nhà vào mùa lạnh nhằm giữ ấm cho ắc quy và động cơ. Và nên tham khảo một số loại dầu máy, nhiên liệu chuyên biệt khi nhiệt độ hạ thấp. Ắc quy, thì nên trang bị bộ kích bìnhđể hỗ trợ khởi động xe.
Chia sẻ:

Cần kiểm tra gì sau khi ôtô đi qua vùng ngập nước?

Lái xe qua đường ngập sâu rất nguy hiểm, đặc biệt là nếu dòng nước đang chảy siết vì phương tiện có thể dễ dàng bị cuốn trôi. Lái xe có kinh nghiệm thường không lái xe qua vùng nước nếu mực nước cao hơn một nửa chiều cao của lốp.

Vì thế theo Cứu hộ Hòa Bình thì lựa chọn tốt nhất là chuyển hướng hoặc đỗ xe ở nơi an toàn cho đến khi nước rút. Trong trường hợp không nắm rõ về độ sâu, hãy quan sát các phương tiện khác.

Trong trường hợp vẫn phải lái xe qua vùng nước, lái xe cần hết sức cẩn trọng. Điều khiển xe hơi vượt đường ngập sâu có thể gây hư hỏng cho ô tô. Khi động cơ của bạn chết máy, tài xế không được khởi động động cơ ngay lập tức vì có thể gây ra hiện tượng thủy kích. Theo cứu hộ ôtô Hòa Bình thì ngoài động cơ, chủ sở hữu cũng cần đưa ô tô đến các tiệm sửa chữa uy tín để xem xét một số chi tiết trong danh sách sau đây, giúp kịp thời khắc phục các sự cố.

Vậy cần kiểm tra gì sau khi ôtô đi qua vùng ngập nước?

Thứ 1: Phanh





Vì bộ phận này có xu hướng hao mòn nhiều hơn và mất độ bám sau nếu bị ngấm nước. Hãy tìm một nơi an toàn và đạp phanh ô tô của bạn một vài lần để đảm bảo khả năng vận hành của nó hoạt động tốt khi tiếp tục lái xe. Lưu ý rằng không được phanh gấp vì có thể gây ra va chạm từ phía sau.

Thứ 2: Hệ thống điện


Chúng ta nên kiểm tra hộp cầu chì và hộp máy tính nếu cả hai bộ phận đều bị ướt hoặc bị ngâm nước nhẹ khi vượt lũ. Khi cầu chì bị đứt, chủ xe có thể tham khảo chú thích thường thấy trên vỏ hộp cầu chì. Mặt khác, nếu hộp máy tính bị ướt, chủ sở hữu chỉ cần lau bằng khăn sạch để loại bỏ độ ẩm.

Thứ 3: Bộ chế hòa khí

Cần kiểm tra bộ chế hòa khí của ô tô xem nước có lọt vào qua đường dẫn hay không. Nếu có, không nên tiếp tục lái xe vì sẽ chỉ làm động cơ hỏng nặng thêm.

Các chất lỏng như: nước có thể tràn vào khoang động cơ và làm hỏng các chất lỏng quan trọng như dầu động cơ, dầu hộp số và chất lỏng vi sai. Vì thế cần sử dụng que thăm và kiểm tra tình trạng của chất lỏng. Nếu một trong các yếu tố kể trên xuất hiện hiện tượng bị loãng, đổi màu hoặc trắng đục, rất có thể là chúng đã bị nhiễm nước. Khi gặp trường hợp này, tài xế không nên tiếp tục lái xe tiếp vì nó có thể gây hư hỏng động cơ nghiêm trọng.

Thứ 5: Nội thất

Việc "nhấn chìm" ô tô có thể cho phép nước xâm nhập qua các miếng đệm cửa hoặc gầm xe. Để hoàn toàn chắc chắn rằng lũ lụt không ảnh hưởng đến nội thất, tài xế cần tháo tấm thảm trải sàn ra và sờ xem tấm thảm trải sàn có bị ẩm không. Nếu bị ướt, hãy ngay lập tức lau sạch, hút ẩm và làm khô khu vực nội thất càng sớm càng tốt. Nên nhớ rằng không bao giờ để nước đọng bên trong khoang cabin quá lâu vì có thể làm hỏng nhiều bề mặt, thậm chí là các bộ phận liên quan đến hệ thống thông tin giải trí và điều hòa trên ô tô.

Thứ 6: Gầm xe


Nếu lái xe qua vũng bùn, khả năng cao đất, đá, cỏ, mảnh vụn đường và chất bẩn sẽ bám vào bộ phận gầm. Hãy kiểm tra khoang máy, bộ tản nhiệt, gầm xe và các tấm cản. Nếu có bụi bẩn trên bất kỳ bộ phận nào, cần làm sạch chúng càng sớm càng tốt. Bụi bẩn dính vào các thành phần kim loại có thể gây ăn mòn và dẫn đến việc sửa chữa tốn kém.

Thứ 7: Đèn chiếu sáng

Kiểm tra tất cả các đèn chiếu sáng và đèn xi nhan để nhận biết chúng có bị nhiễm nước hay không. Các thành phần bị hỏng sẽ cần được thay thế nếu chúng không thể được làm sạch hoặc sửa chữa. Cùng với đó, tài xế cần xác định camera sau và cảm biến đỗ xe vẫn đang hoạt động bình thường.

Thứ 8: Tiếng động lạ

Nghe thấy những tiếng động bất thường từ khoang máy, gầm xe, ống xả, hãy đưa xe đến gara. Với việc điều tra và sửa chữa kịp thời, chủ sở hữu có thể tránh được những thiệt hại lớn đi kèm hóa đơn đắt đỏ.
Chia sẻ:

Cứu hộ cho xe Ô tô gặp sự cố trên đường

Ta nên làm gì khi xe ô tô bị sự cố khi đi trên đường? Chúng ta cần thực hiện gì trước khi gọi cứu hộ ô tô đến để bạn và xe gặp sự cố giữa đường được an toàn?

Hôm nay cứu hộ Hòa Bình chia sẻ đến quý vị những thông tin đầy đủ nhất xung quanh việc cứu hộ xe ô tô khi gặp sự cố trên đường.

Thứ 1
: Xe bạn đang trên đường đi bất ngờ gặp sự cố, đầu tiên bạn nên bật đèn khẩn cấp. Sau đó xuống xe để tìm xem có vị trí nào thích hợp để đặt biển hoặc dụng cụ phát tín hiệu cảnh báo (những gì bạn có thể kiếm được trong xe hoặc xung quanh đó, có thể sự chú ý rõ ràng).



Phía trước và phía sau xe cách tầm 50m là nơi thích hợp đặt biển báo nhằm gây sự chú ý, dễ nhận biết để cho các phương tiện đang lưu thông tránh xảy ra va chạm và không kịp xử lý bất ngờ. Điều này rất quan trọng khi xe nằm trên các đường cao tốc, đường vào ban đêm, đoạn đường khuất.

Thứ 2: Nắm Được Thông Tin Cơ Bản Của Xe Ô Tô theo cứu hộ ôtô Hòa Bình nếu không phải là xe của bạn, mà là bạn đi mượn hoặc thuê thì bạn sẽ khó hiểu rõ và trả lời chính xác thông tin về chiếc xe. Do đó, bạn cần có sự chuẩn bị để biết trước vài thông tin cơ bản như dòng xe, đời xe, thông số kỹ thuật,…

Để cho việc tìm sự hỗ trợ nhanh hơn, bạn cũng cần biết xe đang gặp vấn đề gì, thường thì trên mặt đồng hồ sau vô – lăng sẽ báo lỗi cơ bản. Bạn cần đọc đúng và chụp ảnh lại để sử dụng cho bước sau.

Thứ 3: Tham Khảo Các Thợ, Gara Thân Quen để xin ý kiến của những người đang trong nghề sửa chữa xe mà bạn quen. Hãy lưu ngay số điện thoại một kỹ thuật hoặc tổng đài của Garage quen vào danh bạ của mình số điện thoại của mình ngay lúc này nếu chưa có mình.

Thứ 4: Tự Kiểm Tra Và Khắc Phục Một Số Hỏng Hóc Cơ Bản Nếu Có Kinh Nghiệm gặp lỗi hỏng nhỏ hoặc cơ bản bạn có thể tự sửa được thì bắt tay vào việc luôn để tiết kiệm thời gian và kinh phí.

Thứ 5: Nếu Không Có Kinh Nghiệm – Đừng Cố Sửa Xe và không nên chủ quan làm theo sự hướng dẫn của mạng Internet nếu bạn chưa từng làm trước đó, hậu quả sẽ làm cho chiếc xe bị hỏng nặng hơn.

Thứ 6: Chọn đúng phương án Cứu Hộ Ô Tô do các loại xe cứu hộ ô tô được phân ra làm 3 hạng: Nhẹ – dưới 5 tấn, trung – dưới 10 tấn và nặng – trên 10 tấn. Đồng thời, tùy vào đặc điểm của từng dòng xe ô tô, mà hình thức cứu hộ cũng được chia thành 3 loại: Xe kéo nâng, xe có sàn chở và xe có cần cẩu.

- Xe cứu hộ kéo nâng: dành cho xe ô tô số sàn nhưng riêng đối với các dòng ô tô cao cấp như BMW, Lexus, Mercedes-Benz, Audi,… thì nhất thiết phải gọi xe cứu hộ có sàn. Vì dù xe đã tắt máy, nhưng trên thực tế, máy tính trên xe vẫn làm việc “âm thầm”, các trang thiết bị bên trong xe vẫn có thể bị kích hoạt, khả năng tác động xấu đến tình trạng vận hành của xe khi bị kéo nâng khá cao.

- Xe cứu hộ có sàn chở: phù hợp cho ô tô số tự động. Với dòng xe này nếu việc hộ không tuân thủ khuyến cáo của nhà sản xuất có thể làm cháy hoặc phá hủy hộp số tự động. Vì vậy, tốt nhất là sử dụng xe cứu hộ ô tô có sàn, hoặc kéo bằng cầu không chủ động.

- Xe cứu hộ có cần cẩu: cần thiết cho trường hợp xe ô tô bị sa lầy, hoặc bị kẹt trong các hố, mương,… thì điều động xe cứu hộ ô tô có cần cẩu và sử dụng các dây cứu hộ bằng vải được coi là phương án tối ưu, an toàn nhất.

Qua bài viết trên Trung Tâm Cứu Hộ Ôtô Bảo Việt Phúc Sinh đã tổng hợp một số thông tin và lưu ý về phương án cứu hộ cho xe ô tô gặp sự cố trên đường. Hy vọng sẽ hữu ích với các bạn.
Chia sẻ:

Sửa chữa xe ôtô lưu động tại Hòa Bình

Trung Tâm Cứu Hộ Ôtô Bảo Việt Phúc Sinh với dịch vụ nổi bật là cứu hộ Hòa Bình, mang đến dịch vụ sửa chữa xe ôtô lưu động 24/7 tại Tp Hòa Bình và toàn tỉnh Hòa Bình.

Với dịch vụ sửa chữa này, bạn không cần loay hoay lo lắng khi xe bạn gặp vấn đề dọc đường. Sử dụng dịch vụ cứu hộ ôtô Hòa Bình lưu động sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức. Bạn không cần chờ đợi, không cần vất vả tìm cách di chuyển xe.



Chúng tôi sửa chữa ở mọi lúc mọi nơi, cả sáng lẫn đêm toàn địa bàn tỉnh Hòa Bình và khuc vực miền bắc.

Giá cả cạnh tranh, theo giá thị trường, phù hợp với mọi đối tượng.

Với đội ngũ nhân viên nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, kỹ thuật trình độ cao, cùng thái độ làm việc chuyên nghiệp, cẩn thận đảm bảo chiếc xe của bạn sẽ hoạt động trở lại bình thường.

Thời gian xử lý nhanh chóng: Bất kể ở đâu và hoàn cảnh như thế nào, chúng tôi luôn có mặt để hỗ trợ quý khách xử lý sự cố nhanh chóng, hiệu quả nhất.

Cùng trang thiết bị hiện đại: Dịch vụ Sửa chữa xe ôtô lưu động tại Hòa Bình luôn được trang bị những loại máy móc, thiết bị hiện đại nhất được nhập khẩu trực tiếp từ những đơn vị sản xuất uy tín trên thế giới. Nhờ vậy mà chúng tôi có thể đáp ứng nhu cầu sửa ô tô lưu động của quý khách một cách nhanh chóng, an toàn và tiết kiệm nhất.

Bảo hành chu đáo: Đến với chúng tôi mọi dịch vụ sửa chữa đều được bảo hành chu đáo, kể cả những dịch vụ cứu hộ giao thông lưu động. Thời gian bảo hành bao lâu còn tuỳ thuộc vào dịch vụ mà khách hàng sử dụng.

Đa dang những mô hình dịch vụ như vá vỏ xe, thay vỏ xe sơ cua, thay ruột lốp vỏ xe, câu bình ác-quy, sửa chết máy, cẩu xe, trục vớt xe bị tai nạn đáng tiếc, …

Khi cần sửa chữa xe ôtô lưu động hãy liên hệ với Trung Tâm Cứu Hộ Ôtô Bảo Việt Phúc Sinh vì những chuyến đi an toàn của bạn, chúng tôi luôn sẵn sàng tiếp nhận và phục vụ bạn hết mình.
Chia sẻ:

Cứu hộ ô tô tại Hòa Bình

Công ty chúng tôi với dịch vụ chuyên cứu hộ Hòa Bình cùng sửa xe ôtô tại nhà và cứu hộ xe ôtô tận nơi khu vực tỉnh Hòa Bình. Cam kết tới sửa ngay sau khi nhận cuộc gọi với thời gian sửa nhanh.

Chúng tôi tự tin khẳng định là đơn vị cứu hộ ôtô Hòa Bình uy tín chuyên nghiệp số 1 tại Hòa Bình. Được trang bị các thiết bị cẩu kéo, tối tân nhất, có khả năng tiếp cận các khu vực khó khăn, với đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản.



Trung Tâm Cứu Hộ Ôtô Bảo Việt Phúc Sinh cứu hộ các loại xe ô tô hỏng, tai nạn trên đường giao thông công cộng, hoa tiêu dẫn đường toàn tỉnh Hòa Bình và trên toàn khu vực miền bắc.

* Sửa chữa và xử lý sự cố theo yêu cầu của khách hàng như :

Kích bình acquy, sạc bình acquy, câu bình ắc quy các hãng xe: Toyota, Honda, Mitsubishi, Mazda…

Dịch vụ tư vấn miễn phí, hướng dẫn khắc phục sự cố và cung cấp các thông tin dịch vụ có lợi cho khách hàng

Dịch vụ bảo hành, bảo trì, bảo dưỡng xe trước và sau chuyến đi

Chuyên cung cấp phương tiện cẩu xe, kéo xe, chở xe về trung tâm sửa chữa, bảo hành gần nhất

Chuyên sửa chữa các sự cố hỏng nhẹ về lốp xe, và bình acquy.

Vá vỏ xe, thay lốp xe, thay bánh xe sơ cua các loại xe: xe ô tô, xe du lịch, xe tải…

Khi gặp sự cố hãy liên hệ với chúng tôi Trung Tâm Cứu Hộ Ôtô Bảo Việt Phúc Sinh để được cứu hộ nhanh chóng an toàn với chi phí tốt nhất
Chia sẻ:

Cách khởi động xe khi bị hết ắc quy

Có hai cách cơ bản để khôi phục ắc quy ô tô của bạn nếu nó bị hết điện trên đường bao gồm sử dụng bộ kích bình hoặc kết nối ắc quy hết điện với một chiếc khác đang hoạt động tốt thông qua cáp nhảy.


Hầu hết tài xế ô tô đều từng trải qua việc ắc quy ô tô bị chết máy ít nhất một lần. Vấn đề này sẽ trở nên khá rắc rối khi chiếc xe đang lăn bánh giữa đường, rất mất nhiều thời gian để gọi cứu hộ ô tô. Do đó, chủ sở hữu cần trang bị một số kiến thức để có thể tự giải quyết vấn đề này một cách an toàn và nhanh chóng.

Khởi động xe bằng bộ kích bình (jump starter)



Sử dụng bộ kích bình (jump starter) cho đến nay là cách nhanh và hiệu quả nhất để khởi động ô tô của bạn khi ắc quy hết điện. Bộ phận này như một chiếc sạc dự phòng có gắn cáp nhảy để có thể dễ dàng kết nối với pin của xe, giúp cung cấp đủ năng lượng cho ắc quy.

Đầu tiên, người dùng cần đảm bảo rằng bộ kích bình đã được sạc đầy trước khi muốn sử dụng nó. Sau đó, hãy kết nối cáp dương của bộ kích bình (thường có kẹp màu đỏ tươi hoặc màu cam) với cực dương của ắc quy trên ô tô. Cùng với đó, nối cáp âm (thường có kẹp đen) vào cáp âm của ắc quy. Sau khi đảm bảo rằng mọi thứ đã hoàn toàn an toàn, tất cả những gì tài xế phải làm chỉ là ấn nút nguồn để bật bộ kích bình.

Có thể ô tô của bạn sẽ phát ra một vài âm thanh để báo hiệu đang nhận năng lượng. Khi động cơ có thể khởi động, chúng ta hãy tắt bộ kích bình và ngắt kết nối nó với ô tô.

Đối với những ai thường xuyên sử dụng xe hơi, chúng ta nên sắm một bộ kích bình để chủ động trong trường hợp xảy ra sự cố. Tại Việt Nam, nó có giá từ 2,5 triệu đồng đến 3 triệu đồng, có kích thước rất nhỏ, không ảnh hưởng đáng kể tới không gian chở hàng của ô tô. Thêm một điểm cộng nữa là bộ kích bình có thể cung cấp đủ năng lượng để xe có thể khởi động ngay sau khi nó được kết nối với ắc quy ô tô. Ngoài ra, một số loại còn hiển thị công suất trên máy phát điện của ô tô, giúp chúng ta dễ dàng nhận biết nó có bị lỗi hay không.

Khởi động ô tô bằng cách "câu" bình ắc quy từ xe khác



Nếu bạn không có bộ kích bình, tài xế còn có một lựa chọn khác để cung cấp năng lượng cho ắc quy ô tô mà không cần phải gọi chuyên gia kỹ thuật. Đó là việc khởi động ô tô bằng cách kết nối phần ắc quy hết điện với một ắc quy đang hoạt động tốt từ một chiếc ô tô khác. Tuy nhiên, phương pháp này sẽ cần một chủ xe khác trợ giúp chúng ta.

Cho dù là một người bạn hay một người hoàn toàn xa lạ đến giúp chúng ta, ắc quy trên xe họ phải đảm bảo còn nhiều điện và đang hoạt động tốt. Ngoài ra, một trong hai phải mang theo bộ dây cáp nhảy để thực hiện việc kết nối hai ắc quy với nhau.

Nếu đã đảm bảo những điều trên, hãy đặt hai xe gần nhau nhất có thể và tắt máy chúng hoàn toàn. Sau đó, mở nắp mui xe lên và dùng cáp nhảy kết nối hai ắc quy với nhau.



Trước tiên, hãy kết nối một đầu của cáp dương (đỏ hoặc cam) với cực dương của ắc quy đã hết điện, sau đó kết nối đầu kia với cực dương của ắc quy đang hoạt động. Tiếp tục, lấy cáp âm (màu đen) và kết nối một đầu với cực âm của chiếc ắc quy tốt, rồi kết nối đầu còn lại của cáp đen với điểm nối trên ô tô chết máy. Điểm nối này là bất kỳ điểm kim loại nào của ô tô có thể dẫn dòng điện liên tục, nếu bạn không thể tìm thấy điểm nối để chốt cáp âm một cách an toàn thì chỉ cần kết nối đầu còn lại của cáp âm với cực âm của ắc quy hỏng.

Sau khi chắc chắn rằng tất cả bốn kẹp được kết nối chắc chắn, chủ xe có thể khởi động xe đang sở hữu pin hoạt động tốt. Chúng ta sẽ phải đợi khoảng 15 phút để máy phát điện của ô tô đang hoạt động sạc đầy pin bình ắc quy rồi thử khởi động xe có ắc quy hết điện. Nếu mọi thứ được thực hiện một cách chính xác, chiếc xe bị chết ắc quy có thể hoạt động được ngay, còn nếu không thành công, chủ xe cần phải nhờ đến chuyên gia kỹ thuật xử lý tình huống này để đảm bảo an toàn.

Lưu ý rằng, để đảm bảo tiếp xúc tốt, chúng ta nên lau chùi, vệ sinh các đầu điện cực của ắc-quy trước khi kết nối. Ngoài ra, cũng cần quan sát xem có dấu hiệu rò rỉ dầu hoặc xăng không để tránh chập điện. Đảm bảo ắc-quy không phồng, không chảy nước khi "câu" bình.

Trần Đình

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/cach-khoi-dong-xe-khi-bi-het-ac-quy-post1444548.tpo
Chia sẻ:

Những rủi ro khi cho mượn xe ôtô

Ở Mỹ anh em chúng tôi hay nói đùa với nhau là "mượn vợ thì còn có thể chứ mượn xe thì đừng".



Với bài viết 'Có xe mà không cho mượn là bủn xỉn' tôi nghĩ tác giả không nên đánh đồng việc không cho mượn xe và sự bủn xỉn. Tôi cũng là người luôn cho bạn bè, anh em mượn xe, chưa bao giờ từ chối dù khi tôi ở Việt Nam hay khi ở nước ngoài. Thực tế, không biết bao nhiêu lần tôi gặp phiền toái (làm hỏng xe không sửa, vượt đèn đỏ làm tôi bị trừ điểm) khi cho mượn xe.

Tôi có thể hiểu lý do vì sao nhiều người sở hữu xe mà không muốn cho mượn. Dù ở Việt Nam xe còn là tài sản lớn hay ở các nước phát triển trên thế giới khi xe chỉ đơn thuần là phương tiện thì việc cho mượn xe sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro khôn lường. Dưới đây là một số vấn đề khi tôi cho mượn xe đã mắc phải khi còn ở nước ngoài.

Đầu tiên, có thể người mượn xe vi phạm luật giao thông, khi đó giấy phạt sẽ gửi cho bạn và bằng lái của bạn sẽ bị trừ điểm. Để chứng minh được việc người vi phạm không phải là bạn là cực kỳ phiền toái. Nếu bằng lái của bạn bị trừ quá số điểm thì bạn sẽ không được lái xe cho đến khi giải quyết xong và chờ hệ thống trả lại điểm cho bạn. Trong thời gian đó bạn chẳng thể lái xe đi đâu.

Nghiêm trọng hơn, nếu người mượn xe không may gây tai nạn chết người hoặc làm việc phạm pháp thì bạn có thể phải hầu tòa. Trong thời gian đó bạn phải nghỉ làm, đi lại, thậm chí phải thuê luật sư. Đây là điều mệt mỏi kinh khủng.

Người mượn làm hỏng hóc xe cũng là một vấn đề, tuy không quá to tát nhưng chi phí và thời gian sửa chữa cũng khiến bạn gặp nhiều phiền phức.

Còn ở Việt Nam, ngoài những rủi ro như trên thì với đa số người dân, chiếc xe còn là tài sản lớn trong khi giao thông lại hỗn loạn. Xe mà bị đâm đụng thì người cho mượn sẽ rất xót của. Có thể không đúng với bạn vì có thể bạn rất giàu cho những chi phí phát sinh nhưng tôi nghĩ đó không đại diện cho số đông. Tôi cứ hay suy bụng ta ra bụng người, nhưng người không cho mượn xe vì tính tình bủn xỉn cũng không phải đại diện cho số đông đâu.

Theo : https://vnexpress.net/nhung-rui-ro-khi-cho-muon-xe-4412806.html

Chia sẻ:

Archive