Cách bảo vệ ô tô khi mưa bão đổ bộ

Mưa bão luôn gây nhiều thiệt hại vì thế cho nên Cứu hộ hòa bình sẽ hướng dẫn những cách bảo vệ ô tô khi mưa bão đối với những ai sử dụng ô tô, cần lưu ý những điều dưới đây để bảo vệ xe hơi khi bão lũ ập tới đó là :

1: Đỗ xe trong khu vực có mái che

Khi không có nhà để xe và thường xuyên phải đậu xe bên ngoài, chủ xe cần tìm bãi đỗ xe có mái che. Tận dụng mái hiên từ một tòa nhà hoặc có thể là gara đỗ xe công cộng để cất ô tô cho đến khi cơn bão đi qua. Nếu lái xe vào khu vực tâm bão do không cập nhật thông tin thời tiết trước chuyến đi thì cứu hộ ôtô Hòa Bình khuyên lái xe cần tìm một trạm xăng hoặc các khu vực an toàn khác để lưu trú, không nên cố chấp vượt bão.



Tránh tình trạng ngập nước, chủ xe cần đưa chúng đến nơi đỗ ở vị trí cao. Trường hợp phải chống lũ ngay tại chỗ, chúng ta cần kê, kích xe lên cao hẳn khỏi mức nước ngập.

2 : Đổ đầy bình xăng

Khi phải sơ tán thì cần đảm bảo có đủ xăng để thoát khỏi khu vực nguy hiểm. Do các trạm xăng có thể sẽ rất đông hoặc không hoạt động do ảnh hưởng của bão. Chủ xe nên đổ đầy xăng để đề phòng các trường hợp khẩn cấp xuyên suốt cơn bão.

3 : Không để giấy tờ, vật dụng giá trị cao trong ô tô

Chủ xe nên cất giữ những giấy tờ và vật dụng giá trị cao đang có trong xe hơi. Những giấy tờ như đăng ký, bảo hiểm, giấy phép lái xe và thậm chí các giấy tờ cá nhân nên được cất ở nơi khô ráo khi bão đến.

4 : Tránh đậu xe dưới gốc cây, đường dây điện hoặc ở những khu vực trũng thấp

Khi không có khả năng tiếp cận những bãi để xe có mái che, chúng ta cần phải gia cố phần nóc và kính lái bằng các dụng cụ như chăn, gối, thùng xốp, bạt phủ xe chuyên dụng để giảm thiểu rủi ro. Lái xe nên di chuyển ô tô của bạn lên khu vực cao hơn hoặc chọn một vị trí bên cạnh một bức tường vững chắc để cản gió.

5 : Chụp hình ảnh xe trước khi bão đến



Nên chụp ảnh nội và ngoại thất để chứng tỏ chiếc xe vẫn còn nguyên vẹn. Nếu bị tổn thất do bão, chủ sở hữu sẽ dễ dàng đưa ra những bức ảnh về tình trạng xe để làm bằng chứng, giúp các công ty bảo hiểm ô tô hoàn thành việc bồi thường tổn thất cho phương tiện nhanh chóng hơn.

6 : Tìm hiểu về bảo hiểm ô tô

Chủ xe nên nói chuyện với đại lý bảo hiểm phương tiện để nắm rõ những điều khoản bồi thường nếu xảy ra tình huống xấu khi mùa mưa bão đến. Và

cũng cần xem xét kỹ với bảo hiểm khu nhà (chung cư) để biết quyền lợi bồi thường khi xảy ra sự cố thiên tai ảnh hưởng đến phương tiện lưu trú.
Chia sẻ:

Tại sao ô tô khó khởi động khi trời lạnh?

Lý do tại sao ô tô khó khởi động khi trời lạnh? thì dưới đây cứu hộ hòa bình sẽ chi ra 3 nguyên nhân phổ biến nhất khiến người lái xe gặp trục trặc trong việc nổ máy ô tô vào mùa đông đó là :

Thứ 1 là do nhiên liệu bay hơi ít hơn

Xăng hay dầu cũng giống như các chất lỏng khác, không bay hơi nhanh nếu gặp thời tiết lạnh. Tuy nhiên theo cứu hộ ôtô Hòa Bình khi nổ máy, động cơ thường yêu cầu lượng nhiên liệu cao hơn mức bình thường. Trong trường hợp này thì quá trình đốt cháy không hoạt động như dự định


Thứ 2 là do dầu động cơ đặc hơn

Do nhiệt độ thấp nên sẽ khiến dầu động cơ đặc hơn. Vì thế sẽ mất nhiều thời gian để làm nóng dầu bôi trơn và cho phép nó lưu thông qua các bánh răng trên hệ thống truyền động. Nên luôn nhớ rằng, dầu máy là vai trò quan trọng giúp ô tô hoạt động hiệu quả.

Thứ 3 là do Ắc quy ô tô yếu

Một số trường hợp hiếm gặp, ắc quy ô tô có thể là nguyên nhân khiến động cơ của bạn khó khởi động khi nhiệt độ hạ xuống thấp. Đó cũng có thể là lý do tại sao bộ khởi động quay nhưng không thể tương tác với bánh đà. Thời tiết quá lạnh có thể khiến ắc quy mất khả năng sản sinh ra các electron và hoạt động không hiệu quả, dẫn đến việc không đủ công suất để nổ máy.


Khi gặp trường hợp này thì chủ xe thể nạp điện cho bình ắc quy. Ngoài ra, khi bộ phận này đã hỏng nặng thì nên thay thế.

Để tránh các tình trạng trên, chủ xe ôtô nên giữ xe trong nhà vào mùa lạnh nhằm giữ ấm cho ắc quy và động cơ. Và nên tham khảo một số loại dầu máy, nhiên liệu chuyên biệt khi nhiệt độ hạ thấp. Ắc quy, thì nên trang bị bộ kích bìnhđể hỗ trợ khởi động xe.
Chia sẻ:

Cần kiểm tra gì sau khi ôtô đi qua vùng ngập nước?

Lái xe qua đường ngập sâu rất nguy hiểm, đặc biệt là nếu dòng nước đang chảy siết vì phương tiện có thể dễ dàng bị cuốn trôi. Lái xe có kinh nghiệm thường không lái xe qua vùng nước nếu mực nước cao hơn một nửa chiều cao của lốp.

Vì thế theo Cứu hộ Hòa Bình thì lựa chọn tốt nhất là chuyển hướng hoặc đỗ xe ở nơi an toàn cho đến khi nước rút. Trong trường hợp không nắm rõ về độ sâu, hãy quan sát các phương tiện khác.

Trong trường hợp vẫn phải lái xe qua vùng nước, lái xe cần hết sức cẩn trọng. Điều khiển xe hơi vượt đường ngập sâu có thể gây hư hỏng cho ô tô. Khi động cơ của bạn chết máy, tài xế không được khởi động động cơ ngay lập tức vì có thể gây ra hiện tượng thủy kích. Theo cứu hộ ôtô Hòa Bình thì ngoài động cơ, chủ sở hữu cũng cần đưa ô tô đến các tiệm sửa chữa uy tín để xem xét một số chi tiết trong danh sách sau đây, giúp kịp thời khắc phục các sự cố.

Vậy cần kiểm tra gì sau khi ôtô đi qua vùng ngập nước?

Thứ 1: Phanh





Vì bộ phận này có xu hướng hao mòn nhiều hơn và mất độ bám sau nếu bị ngấm nước. Hãy tìm một nơi an toàn và đạp phanh ô tô của bạn một vài lần để đảm bảo khả năng vận hành của nó hoạt động tốt khi tiếp tục lái xe. Lưu ý rằng không được phanh gấp vì có thể gây ra va chạm từ phía sau.

Thứ 2: Hệ thống điện


Chúng ta nên kiểm tra hộp cầu chì và hộp máy tính nếu cả hai bộ phận đều bị ướt hoặc bị ngâm nước nhẹ khi vượt lũ. Khi cầu chì bị đứt, chủ xe có thể tham khảo chú thích thường thấy trên vỏ hộp cầu chì. Mặt khác, nếu hộp máy tính bị ướt, chủ sở hữu chỉ cần lau bằng khăn sạch để loại bỏ độ ẩm.

Thứ 3: Bộ chế hòa khí

Cần kiểm tra bộ chế hòa khí của ô tô xem nước có lọt vào qua đường dẫn hay không. Nếu có, không nên tiếp tục lái xe vì sẽ chỉ làm động cơ hỏng nặng thêm.

Các chất lỏng như: nước có thể tràn vào khoang động cơ và làm hỏng các chất lỏng quan trọng như dầu động cơ, dầu hộp số và chất lỏng vi sai. Vì thế cần sử dụng que thăm và kiểm tra tình trạng của chất lỏng. Nếu một trong các yếu tố kể trên xuất hiện hiện tượng bị loãng, đổi màu hoặc trắng đục, rất có thể là chúng đã bị nhiễm nước. Khi gặp trường hợp này, tài xế không nên tiếp tục lái xe tiếp vì nó có thể gây hư hỏng động cơ nghiêm trọng.

Thứ 5: Nội thất

Việc "nhấn chìm" ô tô có thể cho phép nước xâm nhập qua các miếng đệm cửa hoặc gầm xe. Để hoàn toàn chắc chắn rằng lũ lụt không ảnh hưởng đến nội thất, tài xế cần tháo tấm thảm trải sàn ra và sờ xem tấm thảm trải sàn có bị ẩm không. Nếu bị ướt, hãy ngay lập tức lau sạch, hút ẩm và làm khô khu vực nội thất càng sớm càng tốt. Nên nhớ rằng không bao giờ để nước đọng bên trong khoang cabin quá lâu vì có thể làm hỏng nhiều bề mặt, thậm chí là các bộ phận liên quan đến hệ thống thông tin giải trí và điều hòa trên ô tô.

Thứ 6: Gầm xe


Nếu lái xe qua vũng bùn, khả năng cao đất, đá, cỏ, mảnh vụn đường và chất bẩn sẽ bám vào bộ phận gầm. Hãy kiểm tra khoang máy, bộ tản nhiệt, gầm xe và các tấm cản. Nếu có bụi bẩn trên bất kỳ bộ phận nào, cần làm sạch chúng càng sớm càng tốt. Bụi bẩn dính vào các thành phần kim loại có thể gây ăn mòn và dẫn đến việc sửa chữa tốn kém.

Thứ 7: Đèn chiếu sáng

Kiểm tra tất cả các đèn chiếu sáng và đèn xi nhan để nhận biết chúng có bị nhiễm nước hay không. Các thành phần bị hỏng sẽ cần được thay thế nếu chúng không thể được làm sạch hoặc sửa chữa. Cùng với đó, tài xế cần xác định camera sau và cảm biến đỗ xe vẫn đang hoạt động bình thường.

Thứ 8: Tiếng động lạ

Nghe thấy những tiếng động bất thường từ khoang máy, gầm xe, ống xả, hãy đưa xe đến gara. Với việc điều tra và sửa chữa kịp thời, chủ sở hữu có thể tránh được những thiệt hại lớn đi kèm hóa đơn đắt đỏ.
Chia sẻ: