Các món 'đồ chơi' không nên gắn trên xe ôtô

Nhiều người dùng có thói quen thay đổi hay nâng cấp "đồ chơi" cho chiếc ô tô của mình, tuy nhiên không phải chủ xe nào cũng biết nên lắp thêm những gì và lợi ích cũng như tác hại của các loại phụ kiện này. Dưới đây Cứu hộ Hòa Bình khuyên bạn nên biết một số "đồ chơi" không nên lắp trên ô tô:

Thứ 1 : Ốp phụ kiện crôm bóng bên ngoài

Phổ biến nhất là ở các chi tiết như tay nắm cửa, hõm cửa, mặt cản cốp xe, bệ bước chân, viền cửa sổ hay thậm chí là viền đèn pha, đèn hậu. Nhưng theo Cứu hộ ôtô Hòa Bình thì tác hại đầu tiên của việc ốp thêm các phụ kiện kiểu này là gây ra bụi bám bẩn bên trong mà không thể lau chùi, vệ sinh trong thời gian dài. Nhiều phần ốp sử dụng băng dính, lúc tháo để lại những vết nham nhở, thậm chí làm thay đổi bề mặt dán trên xe hoặc bạc và tróc sơn.


Những phụ kiện kiểu này nếu không được mài nhẵn sẽ có các phần viền sắc cạnh dễ gây xước và tổn thương da, gây nguy hiểm cho hành khách, nhất là trẻ em. Ngoài ra, các phụ kiện này khi xảy ra va chạm dễ bị bong hoặc rơi có thể gây nguy hiểm cho hành khách bên trong xe và người đi đường.

Thứ 2. Trang trí phụ kiện trên bảng táp-lô nội thất

Những phụ kiện trang trí này không chỉ làm giảm tầm nhìn vào ban ngày khi phản chiếu ánh sáng trực tiếp lên kính lái, mà còn có thể gây nguy hiểm cho hành khách khi xảy ra va chạm, bắn trực tiếp vào người. Một số vật phẩm còn được trang trí ngay khu vực túi khí, vô tình biến thành "khẩu súng" tác động trực tiếp tới người ngồi bên trong xe.


Thêm nữa là các loại thảm táp-lô cũng được nhiều chủ xe sử dụng, phụ kiện này ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của túi khí, đặc biệt túi khí bên phụ do thảm thường trùm kín hết táp-lô.

Thứ 3. Gioăng cao su viền cửa

Những cơ sở lắp đặt thường quảng cáo tác dụng của món "đồ chơi" này giúp xe cách âm tốt hơn, chống bụi bẩn, ngoài ra còn giúp tiếng đóng cửa trở nên "chắc" hơn. Nhưng thực tế thì loại gioăng này không hề có tác dụng gì khả quan hơn thiết kế xe nguyên bản của nhà sản xuất. Không những thế, việc lắp thêm đặc biệt vị trí cánh cửa có thể làm ảnh hưởng tới đường thoát nước của xe, để lại vết ố vàng trên vị trí dán và yếu tố kỹ thuật của xe.


Sau này thì nhiều chủ xe đã phát hiện khu vực sơn lắp gioăng cao su còn bị rỉ sét do bị đọng nước lâu ngày.

Thứ 4. Các loại bọc vô lăng

Nhiều chủ xe có sở thích gắn thêm bọc vô lăng, dù nhiều mẫu xe ngày nay đã được bọc da sẵn. Việc này không cần thiết khi bụi bẩn có thể bám lâu ngày ở bên trong, khiến da vô lăng mau chóng bị mốc và lão hóa, đi ngược lại với mục đích muốn giữ zin, nguyên bản của người dùng.


Người dùng sử dụng xe 5 năm trở lên thì mới phải bọc lại một lần, do vậy việc sử dụng bọc vô lăng là không cần thiết và lãng phí.

Thứ 5. Viền che mưa

Đa số chủ xe khi lắp thêm viền che mưa không nhằm mục đích là che mưa, đơn giản họ chỉ muốn chiếc xe trông đẹp hơn theo suy nghĩ cá nhân. Viền che mưa chủ yếu được làm bằng chất liệu nhựa dẻo, được dán thẳng vào viền trên cánh cửa, kéo dài độ phủ xuống ít nhất khoảng 3 cm. Qua khảo sát, các chủ xe cho biết chúng có tác dụng khi hạ cửa kính xuống lúc trời mưa, ngoài ra còn giúp làm đẹp xe theo cảm quan của họ.


Thự tế thì chúng ta lại tự thu hẹp tầm quan sát của mình. Hướng quan sát của lái xe không đơn thuần chỉ là nhìn thẳng mà chúng ta phải bao quát làm chủ được mọi hướng khi ngồi lái. Điều này rất quan trọng khi lái xe ban đêm và lúc trời sương mù. Thế nên, đẹp hay che mưa liệu có còn ý nghĩa khi nguy hiểm đang luôn rình rập bạn vì thiếu tầm nhìn?
Chia sẻ:

Sử dụng nút điều chỉnh đèn pha ôtô thế nào cho đúng?

Các mẫu ôtô trang bị hệ thống đèn pha tự động hầu hết các dòng xe phổ thông. Nhưng các mẫu ôtô hiện nay có trang bị nút điều chỉnh chùm sáng đèn pha nhưng không phải người dùng ô tô nào cũng biết để sử dụng.

Nút này dạng đĩa xoay có biểu tượng đèn pha, được đánh số từ 0 - 3 (hoặc dấu +/-) và thường được bố trí trên bảng táp-lô, đặt bên trái trụ vô-lăng. Theo Cứu hộ Hòa Bình thực tế nhiều người dùng ô tô hiện nay thường không chú ý hoặc không biết cách sử dụng nút điều chỉnh chùm sáng đèn pha trên ô tô dẫn đến việc chùm sáng bị lệch, gây nguy hiểm cho các phương tiện khác khi tham gia giao thông.


Theo chuyên gia Cứu hộ ôtô Hòa Bình thì sản xuất ôtô trang bị nút điều chỉnh chùm sáng đèn pha để giúp người lái điều chỉnh độ cao thấp của chùm sáng đèn khi xe thay đổi tải trọng.

Nếu chở ít người và không chở theo hàng hóa... ôtô sẽ cân bằng và chùm sáng đèn pha không bị lệch. Nhưng, trong một số trường hợp ô tô chở nhiều người hay chở theo nhiều hàng hóa, hành lý (đặc biệt với xe Crossover/SUV 5 - 7 chỗ) sẽ khiến cho xe mất cân bằng, đuôi xe chùng xuống và phần đầu xe hướng lên cao. Lúc này, chùm sáng đèn pha sẽ bị lệch theo hướng đầu xe (chiếu lên cao) do chịu ảnh hưởng trực tiếp từ trọng tải của xe. Khi tham gia giao thông, điều này có thể gây chói mắt cho người điều khiển phương tiện đi ngược chiều.


Ở trường hợp này, nút điều chỉnh chùm sáng đèn pha sẽ giúp người lái chỉnh lại chùm sáng đèn phù hợp với tầm nhìn và không làm ảnh hưởng đến các phương tiện khác.

Vậy sử dụng nút điều chỉnh chùm sáng đèn pha thế nào cho đúng?

Nếu ô tô chỉ chở 1-2 người và không chở quá nhiều hành lý, hàng hóa… bạn nên để nút điều chỉnh chùm sáng đèn pha ở số 0 - mức giúp đèn pha có thể chiếu sáng với khoảng cách xa nhất.

Nhưng nếu xe chở đủ người và nhiều hành lý sẽ làm cho đầu xe cũng như đèn pha bị lệch, hướng lên trên, bạn nên chỉnh nút sang các số 1, 2 hoặc 3 tùy theo độ lệch của xe theo tải trọng. Trong đó, số 3 là mức chỉnh chùm sáng đèn pha xuống mức thấp nhất.
Chia sẻ:

Tại sao nổ lốp trên cao tốc có thể dễ gây lật xe?

Với Xe càng cũ, gầm càng cao, nguy hiểm càng lớn . Những mẫu xe SUV, gầm cao khi di chuyển ở tốc độ trên 80 km/giờ, vấn đề nổ lốp có thể gây lật xe, chủ yếu là do lái xe mất lái khi xe chao đảo.

Với những mẫu xe đời mới, hệ thống an toàn điện tử được trang bị đầy đủ nên khi nổ lốp ở tốc độ cao giúp lái xe có thể xử lý tình huống trong tầm kiểm soát. Theo Cứu hộ Hòa Bình thì với xe đời sâu, thiếu nhiều tính năng an toàn, hoặc có nhưng không hoạt động, việc nổ lốp có thể gây nguy hiểm chết người.


Chi tiết hơn, khi ô tô bất ngờ bị nổ lốp, nhất là khi vận hành trên đường cao tốc, xe rất chao đảo, khó kiểm soát. Trên các xe đời mới hiện nay, tình huống này có sự can thiệp của các hệ thống an toàn như cân bằng điện tử ESP, chống lật, kiểm soát độ bám đường,... giúp xe nhanh chóng lấy lại cân bằng, giúp người lái kiểm soát và dừng xe an toàn.

Cách xử lý tình huống đầu tiên thì theo Cứu hộ ôtô Hòa Bình khi xe bị nổ lốp theo phản xạ của nhiều người sẽ đạp nhồi phanh để xe dừng lại nhanh chóng, điều này cực kỳ nguy hiểm, nhất là khi ô tô bị nổ lốp lúc đang di chuyển ở tốc độ cao hay đang vận hành trên đường cao tốc. Bởi phanh gấp dễ khiến xe bị nghiêng, mất trọng tâm và độ bám đường, dẫn đến bị lật.

Trong trường hợp này thường gặp với các dòng xe gầm cao như SUV, Crossover, xe bán tải… Khi phanh gấp trong trường hợp một bánh đã nổ sẽ làm các bánh xe còn lại mất độ bám đường, trượt dẫn đến mất lái, tài xế xoay vô lăng trái/phải nhiều lần, xe mất kiểm soát va chạm vào các vật cản khác như con lươn, ta luy, phương tiện cùng chiều/ngược chiều, dẫn đến lật xe.

Với những mẫu sedan có trọng tâm thấp, nếu bị nổ lốp và mất lái, xe cũng không dễ bị lật nếu không gặp tác động nào khác trong quá trình xe trượt trên đường như đâm vào con lươn, các phương tiện cùng di chuyển..., xe chỉ có thể xoay vòng chứ không thể tự lật. Còn đối với những mẫu xe Crossover, nhất là SUV, xe bán tải có trọng tâm cao, xe dễ tự lật khi mất lái, thậm chí không cần va chạm với bất kỳ chướng ngại vật nào khác.

Nếu kết hợp nhiều yếu tố "xấu" như xe SUV có trọng tâm cao, xe đời cũ thiếu các tính năng an toàn điện tử hổ trợ, chạy tốc độ cao, khi gặp tình huống nổ lốp bất ngờ trên cao tốc rất dễ bị lật xe. Nếu hành khách bên trong không thắt dây an toàn, việc lật xe có thể khiến hành khách văng ra ngoài, gây nguy hiểm đến tính mạng.

Phân tích của nhiều chuyên gia thì Tầm quan trọng của lốp xe rất quan trong vì khi xe chạy trên đường cao tốc, do đường cao tốc có độ nhám cao, xe lại di chuyển ở tốc độ cao nên lực ma sát lớn, sinh ra nhiệt làm không khí giãn nở khiến lốp xe bị tác động dẫn đến sự cố. Nếu lốp cũ, lốp yếu, lốp kém chất lượng khi chạy trên đường cao tốc dễ bị nổ hơn.


Mỗi lốp ô tô di chuyển được 40.000 - 50.000 km, hoặc qua thời gian khoảng 4-5 năm thì nên tiến hành thay mới. Tuy nhiên, nhiều chủ xe nhìn thấy gai lốp vẫn còn nên tiếp tục dùng. Kể cả khi mặt lốp xe chưa mòn nhiều thì việc lão hóa tự nhiên bên trong cũng đã làm giảm khả năng chịu tải của lốp. Bên cạnh đó cần thường xuyên theo dõi áp suất lốp. Để dễ theo dõi có thể trang bị cảm biến áp suất lốp nếu xe chưa có.

Trong quá trình sử dụng, nhiều chủ xe chưa quan tâm đến việc kiểm tra lốp xe, để hơi quá non hoặc bơm quá căng cũng khiến lốp xe nhanh xuống cấp. Đặc biệt, trong điều kiện đường xá của Việt Nam còn khá xấu và đang bắt đầu vào mùa nắng nóng thì nguy cơ tai nạn từ nổ lốp càng cao hơn. Nên kiểm tra, bảo dưỡng, đảo lốp lốp định kỳ. Nếu lốp đã mòn nên thay mới, tránh cố gắng sử dụng lại sẽ rất nguy hiểm.
Chia sẻ:

Các thói quen khiến động cơ ô tô nhanh hỏng

Một số lái vô tình mắc phải sai lầm khi đang lái xe, gây ảnh hưởng xấu đến động cơ. Sau đây cứu hộ hòa bình nhắc bạn 7 thói quen phổ biến nhất mà chủ sở hữu dễ mắc phải khiến tuổi thọ động cơ ô tô của bạn bị tổn thất nghiêm trọng.

1: Không để động cơ sẵn sàng

Nếu bắt đầu di chuyển ngay sau khi khởi động sẽ khiến các các bộ phận đắt tiền của động cơ bị hao mòn và hư hỏng do dầu bôi trơn chưa lưu thông hết tất cả các chi tiết.



Sau khi khởi động xe, cứu hộ ôtô Hòa Bình khuyên nên để động cơ có thời gian khởi động, làm nóng, dầu máy tuần hoàn trơn tru qua các chi tiết. Khi quá trình lưu thông dầu máy hoàn tất (mất khoảng hai phút) và động cơ đã đạt đến nhiệt độ hoạt động tối ưu, người lái có thể tăng tốc và di chuyển.

2: Đạp thốc ga và liên tục sử dụng phanh

Sẽ gây ra hư hỏng nghiêm trọng cho rôto, đĩa và tang trống. Điều này dẫn đến hao mòn các bộ phận phanh và làm cho chúng kém hiệu quả trong các tình huống khẩn cấp . Nên đảm bảo duy trì tốc độ và tránh sử dụng phanh liên tục có thể giúp các bộ phận phanh của động cơ ít bị hao mòn hơn.

3: Thường xuyên đạp côn

Hành vi này cũng có thể gây hại cho "xế cưng", dẫn đến mài mòn sớm và rách đĩa ly hợp và thậm chí là những hư hỏng nghiêm trọng khác.

4: Không để số ly hợp phù hợp với tốc độ

Nếu không giảm số động cơ khi giảm tốc độ, lái xe đang làm cho động cơ của mình hoạt động mạnh hơn so với mức cần thiết. Điều này có thể gây hư hỏng động cơ vì nó làm tăng nhiệt độ, khiến chúng hoạt động kém hiệu quả hơn và gây ra các vấn đề về tuổi thọ. Vì thế nên luôn điều phối việc chuyển số của ô tô phù hợp với tốc độ xe đang chạy.

5: Bỏ qua bảo trì thường xuyên

Việc bỏ qua hoạt động bảo dưỡng & kiểm tra đúng theo quy trình sẽ dẫn đến nhiều vấn đề và có thể tốn kém chi phí hơn rất nhiều để khắc phục. Thay dầu máy thường xuyên cũng là điều cần thiết để động cơ hoạt động trơn tru.

6: Tăng tốc liên tục

Sẽ gây ra hiện tượng nóng và ma sát không cần thiết trong động cơ ô tô cũng như tạo thêm áp lực lên các bộ phận khác như lốp xe.Nên để tốc độ lái xe ổn định và tối ưu để các bộ phận động cơ của ô tô ít bị áp lực hơn, giúp kéo dài tuổi thọ động cơ tốt hơn.

7: Tắt đột ngột động cơ tăng áp

Nếu dừng xe đột ngột động cơ sau một thời gian dài chạy với cường độ cao, dầu trong tuabin vẫn đang sôi, làm hỏng các bộ phận bên trong động cơ. Do đó, nếu sử dụng một chiếc xe trang bị động cơ tăng áp, hãy đảm bảo không tắt động cơ ngay lập tức sau một chuyến đi dài. Chúng ta nên giảm dần tốc độ khi gần đến đích hoặc để xe không di chuyển nhưng vẫn bật động cơ trong vài phút để tạo nên sự ổn định cho hệ thống truyền động.
Chia sẻ:

Hướng dẫn cách khởi động xe ôtô khi bị hết ắc quy

Người lái xe cần trang bị một số kiến thức để có thể tự giải quyết vấn đề khi xe bị hết ắc quy một cách an toàn và nhanh chóng. Sau đây cứu hộ hòa bình giới thiệu hai cách cơ bản để khôi phục ắc quy ô tô của bạn nếu nó bị hết điện trên đường bao gồm sử dụng bộ kích bình hoặc kết nối ắc quy hết điện với một chiếc khác đang hoạt động tốt thông qua cáp nhảy.

Thứ 1 : Khởi động xe bằng bộ kích bình (jump starter)

Bộ phận này như một chiếc sạc dự phòng có gắn cáp nhảy để có thể dễ dàng kết nối với pin của xe, giúp cung cấp đủ năng lượng cho ắc quy. Do đó cứu hộ ôtô Hòa Bình hướng dẫn người dùng cần đảm bảo rằng bộ kích bình đã được sạc đầy trước khi muốn sử dụng nó. Sau đó, hãy kết nối cáp dương của bộ kích bình (thường có kẹp màu đỏ tươi hoặc màu cam) với cực dương của ắc quy trên ô tô. Cùng với đó, nối cáp âm (thường có kẹp đen) vào cáp âm của ắc quy. Sau khi đảm bảo rằng mọi thứ đã hoàn toàn an toàn, tất cả những gì tài xế phải làm chỉ là ấn nút nguồn để bật bộ kích bình.


Khi đó có thể ô tô của bạn sẽ phát ra một vài âm thanh để báo hiệu đang nhận năng lượng. Khi động cơ có thể khởi động, nên hãy tắt bộ kích bình và ngắt kết nối nó với ô tô. Với những ai thường xuyên sử dụng xe hơi, chúng ta nên sắm một bộ kích bình để chủ động trong trường hợp xảy ra sự cố.

Thứ 2 : Khởi động ô tô bằng cách "câu" bình ắc quy từ xe khác

Hãy đặt hai xe gần nhau nhất có thể và tắt máy chúng hoàn toàn. Sau đó, mở nắp mui xe lên và dùng cáp nhảy kết nối hai ắc quy với nhau.


Đầu tiên, hãy kết nối một đầu của cáp dương (đỏ hoặc cam) với cực dương của ắc quy đã hết điện, sau đó kết nối đầu kia với cực dương của ắc quy đang hoạt động. Tiếp tục, lấy cáp âm (màu đen) và kết nối một đầu với cực âm của chiếc ắc quy tốt, rồi kết nối đầu còn lại của cáp đen với điểm nối trên ô tô chết máy. Điểm nối này là bất kỳ điểm kim loại nào của ô tô có thể dẫn dòng điện liên tục, nếu bạn không thể tìm thấy điểm nối để chốt cáp âm một cách an toàn thì chỉ cần kết nối đầu còn lại của cáp âm với cực âm của ắc quy hỏng.

Sau khi chắc chắn rằng tất cả bốn kẹp được kết nối chắc chắn, lái xe có thể khởi động xe đang sở hữu pin hoạt động tốt. Chúng ta sẽ phải đợi khoảng 15 phút để máy phát điện của ô tô đang hoạt động sạc đầy pin bình ắc quy rồi thử khởi động xe có ắc quy hết điện. Nếu mọi thứ được thực hiện một cách chính xác, chiếc xe bị chết ắc quy có thể hoạt động được ngay, còn nếu không thành công, chủ xe cần phải nhờ đến chuyên gia kỹ thuật xử lý tình huống này để đảm bảo an toàn.

Chú ý, để đảm bảo tiếp xúc tốt, chúng ta nên lau chùi, vệ sinh các đầu điện cực của ắc-quy trước khi kết nối. Bên cạnh đó cần quan sát xem có dấu hiệu rò rỉ dầu hoặc xăng không để tránh chập điện. Đảm bảo ắc-quy không phồng, không chảy nước khi "câu" bình.
Chia sẻ: