Những lưu ý khi dán Decal xe ô tô để không bị phạt?

Dán decal như thế nào để không bị xử phạt? Để thỏa mãn niềm đam mê cũng như nhu cầu của nhiều khách hàng khác nhau, nhưng vẫn đảm bảo được các luật lệ giao thông thì cứu hộ Hòa Bình xin chia sẻ một số lưu ý để khách hàng có thể tham khảo như sau :

- Không dán decal xe hoặc tem trùm xe lên toàn bộ thân xe. Điểm này theo quy định tại khoản 2 điều 55 luật GTĐB năm 2008 có quy định : Chủ phương tiện không được tự ý thay đổi kết cấu, tổng thể, hệ thống của xe không đúng với thiết kế của nhà sản xuất hay thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Nếu muốn đổi màu xe, chủ xe cần đến cơ quan quản lý để làm thủ tục.

- Nên dán decal trùng màu sơn đăng ký hay đơn giản hơn là dùng tem trong hoặc ni lông không màu.
Chỉ nên dán những loại tem nhỏ, logo, tem vành, tem xương cá.

- Mách nhỏ là nếu trong giấy tờ xe chỉ ghi màu xanh, đỏ, cam...thì bạn có thể lựa chọn các màu sắc trong giải màu liên quan như xanh lá, cam nhạt, đỏ sẫm... để trang trí cho xế cưng mà vẫn đảm bảo an toàn.

Cũng cần lưu ý về những khoản phạt liên quan đến việc thay đổi màu sơn xe như sau :

- Căn cứ theo khoản 1 điều 30 NĐ 46/2016/NĐ-CP quy định về việc xử phạt với hành vi tự ý thay đổi màu sơn xe không đúng với màu sơn được quy định trong giấy đăng ký xe với mức phạt từ 300.000đ đến 400.000đ với cá nhân và 600.000 - 800.000 đồng với tổ chức là chủ xe ô tô, xe máy, xe chuyên dụng, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô.

- NĐ 46 cũng được áp dụng tương tự với xe mô tô, xe gắn máy, mức phạt từ 100.000 - 200.000 đồng.

Hy vọng qua bài viết từ cứu hộ ôtô Hòa Bình bạn đã có thêm những kinh nghiệm hữu ích khi lựa chọn dán decal cho xế cưng, đồng thời vẫn đảm bảo an toàn giao thông và giúp sơn xe luôn được bảo vệ một cách hiệu quả.
Chia sẻ:

Cách khử mùi cho xe ô tô đơn giản và hiệu quả

Mùi hôi trong xe ô tô gây khó chịu kể cả cho hành khách lẫn các lái xe . Bài viết sau đây Cứu hộ Hòa Bình anycar sẽ điểm qua những cách giúp khử mùi hôi trên xe ô tô cực kỳ đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả.

Hiện nay hầu hết mọi người đều sử dụng túi hương hay nước hoa để khử mùi hôi trong xe ô tô, chính vì nhanh gọn và sản phẩm này được bày bán nhiều tại các cửa hàng. Nhưng theo cứu hộ ôtô Hòa Bình chỉ với 14 cách đơn giản dưới đây bạn có thể tự tay thực hiện với xế cưng của mình khi xe xuất hiện mùi khó chịu.


Chỉ với những vật dụng đơn giản như khăn giấy, giấm chua, bột soda, than hoạt tính,... và một số mẹo là xe bạn trở lại với vẻ vốn dĩ của nó trước đây. Việc khử mùi bằng cách xịt nước hoa lập tức để át mùi trong xe là điều sai lầm của nhiều người, việc đầu tiên bạn cần làm là để không khí tự nhiên ngoài trời lưu thông trong xe và cuốn hết các mùi khó chịu ra ngoài rồi mới tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo.

1: Tìm nơi phát tán ra mùi hôi : Nếu nhận thấy mùi khó chịu trong xe, bạn hãy tìm hiểu nguyên nhân gây ra mùi bằng cách gỡ hết các màng nhựa bọc các bộ phận trên xe và lau lại toàn bộ nội thất xe bằng khăn vì mùi nhựa lẫn với các mùi khác trong xe như mùi ghế da thường sẽ gây khó chịu, tốt nhất hãy lau bằng khăn vi sợi để khử mùi. Tuy nhiên, điều này chỉ xảy ra với xe mới mua về, còn đối với xe đã sử dụng một thời gian thì mùi hôi trong xe thường phát ra từ chỗ ngồi, sàn xe, các kẽ hở giữa ghế, cốp xe, ngăn tủ và khe giữ cốc vì đây là những vị trí dễ lưu đọng lại từ đồ ăn thức uống rơi vãi hoặc mùi quần áo bám vào,...

2: Kiểm tra, vệ sinh bộ phận lọc gió và cửa điều hòa : Sau một thời gian sử dụng cửa điều hòa không khí và tấm lọc gió sẽ bị bám bụi, từ đây có thể gây ra mùi khó chịu trong xe. Vì thế nên phơi tấm lọc gió ra ngoài trời trong vòng vài giờ, còn đối với cửa điều hòa nên vệ sinh sạch bụi sau đó dùng chất khử mùi xịt vào các cửa điều hòa.


Lưu ý: khi sử dụng điều hòa tốt nhất khi mới lên xe bạn nên chuyển sang chế độ lấy gió ngoài (Fesh Air Mode) vì nhiều người không để ý tới điều này chỉ sử dụng chế độ lấy gió trong (Recirculation mode) lúc này không khí bên ngoại sẽ không lưu thông trong xe được và mùi hôi vẫn lẩn quẩn trong ô tô.

3: Dọn vệ sinh sạch sẽ nội thất ô tô : dọn dẹp sạch sẽ những đồ vật trên xe như tạp chí, sách báo, bao bì thực phẩm, khăn ăn cũ,... Ngay cả vật dụng nhỏ cũng sẽ là nguyên nhân gây mùi hôi khó chịu. Tốt nhất bạn dọn dẹp tất cả chỉ để lại những thứ thực sự cần thiết giữ không gian luôn thoáng đãng. Vị trí bạn nên chú trọng nhiều nhất chính là thảm lót và các khe nhỏ không thể với tới tại vị trí ghế ngồi, có thể sử dụng máy hút bụi để làm sạch mọi ngóc ngách khó dọn dẹp nhất.

Nếu chẳng may làm đổ nước lên sàn cách tốt nhất là bôi 1 ít dầu gội đầu lên vết bẩn sau đó lau bằng bọt biển hoặc vải mềm rồi rửa bằng nước sạch. Nếu sử dụng bằng chất tẩy rửa cần pha loãng với nước tránh gây hư tổn cho các chi tiết nội thất khi tiếp xúc với chất tẩy mạnh.

4: Mở cửa sổ xe và đỗ xe dưới trời nắng : Mở cửa sổ xe và đỗ xe dưới trời nắng, ánh nắng sẽ giúp khử mùi, diệt vi khuẩn hiệu quả . Có 1 mẹo để giúp khử mùi hôi cũng như ẩm ướt trong xe chính là khi lái xe bạn có thể hạ 1 phần cửa kính xe ô tô để gió bên ngoài lùa vào bên trong xe.


5: Đặt một hộp khăn giấy và một gói than hoạt tính trong xe : việc để một gói than hoạt tính có khả năng khử mùi và hút mùi ô tô rất tốt và không để lại mùi nặng trên xe. Dùng khăn giấy cũng có khả năng xử lý các mùi hôi dai dẳng bên trong cabin vì khăn giấy có tác dụng tạo mùi hương dễ chịu và hấp thụ mùi hôi cao.

6: Khử mùi bằng giấm chua và cà phê : Đây là 2 hương liệu đánh bật mùi hôi trong xe ô tô đáng kể và ít người chứ ý tới mặc dù rất quen thuộc với đời sống của chúng ta. Cà phê nên đặt khoảng 200gr cà phê nguyên hạt vào bên trong cabin để giúp chiếc xe lưu giữ mùi hương dễ chịu hơn vì như bạn đã biết mùi cà phê ai mà không thích và dễ chịu khi ngửi thấy mùi này (lưu ý đặt gọn gàng tránh để rơi rớt xuống sàn).


Giấm chua (giấm trắng) có tác dụng là làm bão hòa mùi hôi nhanh, bạn chỉ cần pha giấm chua với nước sạch sau đó cho vào bình xịt và xịt vào những vị trí phát ra mùi hôi. Tất nhiên nghe hơi vô lý vì mùi của giấm rất khó ngửi nhưng giấm chua lại có tác dụng khử mùi cực tốt và không ảnh hưởng đến các vật liệu trong xe được làm nỉ, da,... Để khoảng 5-10 phút bạn dùng bàn chải hoặc khăn để chà hỗn hợp giấm đó.

7: Khử mùi hôi thuốc lá : Mùi thuốc lá khác với những mùi hôi thông thường mùi khói thuốc bám vào nội thất rất lâu ngay cả việc vệ sịnh sạch sẽ, kỹ lượng đi chăng nữa cũng khó lòng mà đánh bay mùi hôi này. Cách tốt nhất để giải quyết vấn đề này là không nên hút thuốc trên xe hơi, nên nhớ rằng làm sạch chuyên nghiệp cũng không có tỷ lệ 100% mùi khói thuốc biến mất và đã có rất nhiều người nhờ đến chuyên gia xử lý việc này.

8: Khử mùi xe ô tô bằng dứa (trái thơm) : được rất nhiều chủ xe sử dụng, công việc cũng rất đơn giản bạn chỉ cần sử dụng một quả thơm nhỏ sau đó khoét bỏ ruột quả thơm và thấp một cây nến nhỏ cho vào phần ruột vừa khoét. Khi quả thơm được làm nóng sẽ lan tỏa mùi hương giúp khử đi mùi hôi từ thức ăn, thuốc lá, mùi ẩm mốc trên xe mang đến không khí dễ chịu cho khoang cabin.

9 : Khử mùi xe ô tô bằng lá dứa : Lá dứa cũng được sử dụng rất nhiều trong việc khử mùi hôi trong nhà và xe ô tô, cách làm cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần lựa chọn một nắm lá dứa vừa đủ sau đó gấp lại, đập dập và buộc lại sau đó treo trên xe ô tô sẽ giúp loại bỏ mùi hôi từ thuốc lá, mùi thú cưng và cả mùi động cơ cũng được loại bỏ tối đa. Đây cũng là một trong những cách tạo mùi thơm trên xe ô tô được nhiều người sử dụng và đạt hiệu quả rất cao.

10: Vệ sinh bề mặt không trải thảm : Bề mặt không trải thảm là khó khăn không chỉ của riêng ai vì hầu hết những thiết bị này đều quan trọng và đắc tiền ví dụ như bảng điều khiển trung tâm, tốt hơn hết nên đến cửa hàng chuyên bán các thiết bị, phụ tùng cho xe ô tô để mua nước tẩy rửa chuyên dùng để tránh làm trầy màn hình hiển thị cũng như tránh oxy hóa các chi tiết kim loại.

11: Khử mùi hôi trên ghế và trải thảm với Baking Soda : chất phụ gia thực phẩm Baking soda (Natri hidro cacbonat) còn được dùng để khử mùi hôi trong xe ô tô nhờ thành phần bên trong là nước, muối nở hoặc muối có ga giúp tẩy trùng tốt. Cách thực hiện đơn giản như sau bạn rắc trực tiếp bột này lên thảm lót hoặc ghế da để baking soda có thể hút hết mùi hôi và tẩy bẩn, thời gian càng lâu càng hiệu quả tốt nhất là để rắc và đóng kín cửa xe qua đêm.


12: Khử mùi vật nuôi : nên vệ sinh xe thường xuyên khi khi thường chở thú cưng trên xe vì sẽ khó tránh khỏi các mùi hôi trong cabin. Chất khử mùi vật nuôi thường sẽ chứa các thành phần enzyme có khả năng loại bỏ mùi hôi song hóa chất này có thể tạo ra những vết ố trên xe nên tránh lạm dụng quá nhiều.

13: Mùi khí đốt - Mùi dầu xe - Mùi xăng trong xe ô tô : Khi phát hiện mùi này trong xe, tốt hơn hết để bảo vệ tính mạng của người ngồi trên xe và tài sản của mình bạn, nên dừng xe và gọi thợ máy đến sửa hoặc nhờ tư vấn. Đừng cố xử lý vấn đề này nếu không am hiểu vì có thể chiếc xe của bạn đang bị rò rỉ, điều này là cực kỳ nguy hiểm.

14: Mùi tanh từ máy điều hòa: Hãy mang xe đến trung tâm bảo trì gần nhất để kiểm tra vì khi phát hiện ra mùi này chắc chắn hệ thống làm mát của xe đang gặp vấn đề có thể là do chất đông, chất làm lạnh của hệ thống điều hòa bị rò rỉ vào trong xe, nếu không sửa chữa kịp thời sẽ dễ gây hư hỏng.
Chia sẻ:

Cách xử lý khi kẹt chân ga ôtô

Khi xe bị kẹt chân ga nếu không xử lý đúng cách và kịp thời có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Gặp trường hợp này, ô tô có thể mất lái, dẫn đến sự cố va chạm đáng tiếc. Vì thế nên Cứu hộ Hòa Bình dưới đây chia sẻ những lưu ý để xử trí tình thế này.

Cách xử lý khi xe kẹt chân ga không quá phức tạp. Theo Cứu hộ ô tô Hòa Bình thì chỉ cần bình tĩnh thực hiện các bước giảm tốc độ đúng cách là có thể nhanh chóng dừng xe an toàn.

1 : Bật đèn báo khẩn cấp: Khi gặp bất kỳ tình huống nguy hiểm hay mất kiểm soát nào, bước đầu tiên, tài xế cần bật đèn báo khẩn cấp để thông báo cho các phương tiện khác đang cùng lưu thông trên đường.

2: Dùng mũi chân phải nâng bàn đạp ga: Khi ô tô bị kẹt chân ga, hãy thử dùng mũi chân phải nâng bàn đạp ga lên. Điều này sẽ giúp người lái kiểm tra các vật dụng bị mắc kẹt phía dưới bàn đạp ga. Trong trường hợp lò xo hồi vị bàn đạp ga bị yếu, động tác này giúp nâng bàn đạp ga lên. Nếu nâng được, xe có dấu hiệu giảm tốc thì chú ý quan sát trước sau, từ từ đưa xe tấp vào lề mà không dùng bàn đạp ga nữa.

3: Chuyển cần số về N: Trong trường hợp chân ga vẫn kẹt cứng, tài xế ngay lập tức gạt cần số về N. Việc này giúp ngắt truyền động từ động cơ xuống bánh xe để ô tô trôi theo quán tính. Đối với ô tô hộp số sàn, người lái phải đạp chân côn hết hành trình trước khi chuyển cần số về N.

4: Đạp phanh: Sau khi chuyển số về N thì đạp phanh từ từ để giảm tốc độ, chú ý quan sát rồi đưa xe vào lề đường một cách an toàn.

5: Tắt máy và gọi cứu hộ: Khi xe đã dừng hẳn, tài xế phải gọi cứu hộ để kéo xe về các cửa hàng sửa chữa để kiểm tra. Chúng ta tuyệt đối không cố khởi động lại xe hay tự lái xe đi tìm chỗ sửa chữa, đề phòng tình huống kẹt chân ga tái diễn.

*** Những điều không được làm khi chân ga bị kẹt

Kéo phanh tay: Phanh tay chỉ có tác dụng hãm bánh sau, giúp cố định khi xe đang đứng yên. Nếu xe đang chạy tốc độ cao mà kéo phanh tay, hai bánh xe sau sẽ bị khoá đột ngột, có thể gây trượt, dẫn đến mất lái, thậm chí lật xe. Do đó, kể cả bị kẹt chân ga, tài xế tuyệt đối không được kéo phanh tay mà chỉ sử dụng chân phanh để giảm tốc.


Tắt động cơ khi xe đang chạy: Tắt động cơ khi kẹt chân ga có thể khiến tình thế trở nên trầm trọng hơn. Việc này không giúp giảm tốc độ xe chạy mà còn khiến xe lao nhanh hơn bởi phanh động cơ không hoạt động. Đồng thời, khi tắt động cơ, hệ thống trợ lực lái sẽ ngắt vận hành, vô lăng sẽ nặng hơn, dẫn đến khó khăn trong điều khiển phương tiện.
Chia sẻ:

Tác dụng của khe nhỏ trên bảng táp-lô ô tô để làm gì?

Các mẫu ô tô hiện nay thường có một khe lưới nhỏ bằng ngón tay được thiết kế dạng hình vuông hoặc tròn trên bảng táp-lô không phải ai cũng biết , cũng hiểu rõ về chi tiết này.

Khe lưới nhỏ này không thổi khí hay hơi lạnh như các cửa gió điều hoà. Nhiều người cũng lầm tưởng chi tiết này là thiết bị thu âm thanh… Theo Cứu hộ Hòa Bình thì thực chất đây là vị trí đặt cảm biến nhiệt độ bên trong cabin ô tô để giúp hệ thống điều hoà làm mát đúng với nhiệt độ thực tế của nó.


Lý giải từ Cứu hộ ôtô Hòa Bình cùng các chuyên gia trong ngành, cảm biến nhiệt độ trong xe ô tô là một điện trở được lắp trong bảng táp-lô, có một đầu hút. Đầu hút này dùng không khí được thổi vào từ quạt gió để hút không khí bên trong xe nhằm phát hiện nhiệt độ trung bình bên trong xe. Sau đó sẽ gửi tín hiệu đến ECU A/C. Rồi từ đó thì hệ thống máy tính điều khiển trung tâm sẽ có những điều chỉnh để hệ thống điều hoà tự động làm mát đúng với nhiệt độ thực tế của nó.


Trên hầu hết các xe ô tô thì đều có xu hướng lắp đặt cảm biến nhiệt độ gần với vị trí người lái và một số xe có thể có nhiều hơn một cảm biến.

Bên cạnh đó thì hệ thống điều hòa của mỗi xe ô tô còn dựa vào những cảm biến khác, được sử dụng để kiểm soát nhiệt độ và chất lượng không khí trong xe sao cho tối ưu nhất có thể. Ví dụ cảm biến năng lượng mặt trời, cảm biến độ ẩm, cảm biến bụi và cảm biến nhiệt độ bên ngoài…
Chia sẻ: