Mức xử phạt đối với các lỗi vi phạm nồng độ cồn lái xe cần biết

Vi phạm nồng độ cồn, lái xe có thể bị phạt đến 40 triệu đồng và tước giấy phép lái xe 24 tháng nếu điều khiển xe mà nồng độ cồn vượt 0,4 miligam/1 lít khí thở.

Hoàng Lâm/VOV.VN
(Nguồn VOV.VN)
Chia sẻ:

Có nên dựng cần gạt mưa khi đỗ xe có tăng tuổi thọ cho lưỡi cao su?

Nhiều người có thói quen dựng cần gạt mưa khi đỗ xe ở ngoài trời nắng nóng để tăng tuổi thọ của trang bị này. Tuy nhiên, điều này không tạo ra nhiều khác biệt như bạn nghĩ.

Vào những ngày nắng nóng gay gắt, tại những bãi trông xe, chắc hẳn bạn đã từng nhìn thấy những chiếc cần gạt mưa trên xe ô tô được dựng lên khi đỗ xe ở vị trí không có bóng mát. Bạn có từng đặt câu hỏi tại sao họ lại làm vậy hay không?

Cần gạt nước mưa trên ô tô thường có cấu tạo gồm phần khung tay gạt làm bằng kim loại và phần lưỡi gạt làm bằng cao su mềm, áp vào kính lái. Cần gạt mưa được dựng lên là cách để người dùng xe có thể dễ dàng bảo dưỡng và thay thế lưỡi gạt khi cần gạt mưa không còn làm việc hiệu quả.Nhiều xe hay dựng cần gạt mưa khi đỗ xe để bảo vệ và tăng tuổi thọ của lưỡi gạt.

Nhiều người tư vấn rằng cách làm này cũng sẽ góp phần bảo vệ và gia tăng tuổi thọ của lưỡi gạt mưa khỏi khô cứng, cong vênh khi tiếp xúc với bề mặt có nhiệt độ cao và nhiều tia cực tím (UV) như kính chắn gió.

Về lý thuyết, điều này có vẻ ổn, nhưng thực tế cho dù cần gạt mưa có dựng lên hay không, lưỡi gạt mưa vẫn tiếp xúc với nhiệt và tia UV có hại cho dù vị trí của của nó đặt nằm hay dựng lên.

Nếu thường xuyên dựng gạt mưa, sẽ càng trở nên bất tiện khi bạn đang vội chạy vào trong xe giữa thời tiết mưa gió. Thời gian hạ gạt mưa xuống có thể khiến người bạn ướt sũng trước khi ngồi vào ghế lái.

Trên thực tế, việc dựng cần gạt mưa lên sẽ thiết thực hơn trong những điều kiện thời tiết lạnh có tuyết hoặc những vùng núi cao có băng giá. Điều này giữ cho các lưỡi gạt cao su không dính vào kính do bị đóng băng. Nếu dựng các cần gạt mưa lên, việc cạo băng tích tụ trên kính chắn gió sẽ dễ dàng hơn.Việc dựng cần gạt mưa lên sẽ có nhiều tác dụng ở những vùng địa hình có khí hậu lạnh, xảy ra băng giá.

Chính vì vậy, cho dù bạn có chọn nâng cần gạt mưa lên hay không khi đỗ xe, cách tốt nhất để bảo quản chúng là thường xuyên lau chùi cả cần gạt và kính chắn gió để tránh tích tụ bụi bẩn, tránh làm xước kính khi cần gạt hoạt động mà không có nước rửa kính do vô tình đụng phải công tắc cần gạt mưa trong xe.

Quan trọng hơn, hãy cố gắng giảm thiểu việc đỗ xe ô tô tại nơi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời bằng cách tìm những chỗ đậu xe có mái che hoặc càng nhiều bóng cây càng tốt nếu có cơ hội.

Nguồn : vietnamnet
Chia sẻ:

Văn hóa ngồi xe hơi

Bước lên xe hơi, bạn có thể dựa vào quan hệ với người lái xe để chọn chỗ ngồi phù hợp nhất. Nhiều người say xe thường hay chọn ngồi ghế trước (cạnh tài xế), một số khác lại chủ động chọn chỗ ngồi mà họ yêu thích. Tuy nhiên, trên thế giới có một số Quy tắc về chỗ ngồi trên xe hơi. Các bạn nên tham khảo kỹ càng, để lúc “Lên xe xuống ngựa”, các bạn được mọi người khen ngợi là con người có văn hóa và lịch thiệp.

Xin có một số gợi ý sau đây

1. Ngồi xe hơi 4 chỗ có 2 trường hợp:
– Trường hợp thứ nhất: Tài xế lái xe.
– Trường hợp thứ hai: Chủ xe tự lái.

2. Người ngồi có phân cấp:
– Người trên: là người cao tuổi, chức vụ lớn hoặc địa vị cao.
– Người đồng cấp: là vợ chồng, bạn hữu hay đồng nghiệp.
– Người nhỏ hơn: là trẻ em hay lính lác.

3. Ghế ngồi có phân cấp:
– Ghế sau, bên phải là an toàn nhất.
– Ghế sau, ở giữa ít thoải mái nhất.
– Ghế trước (cạnh tài xế) dành cho người đồng cấp.

4. Phân chia chỗ ngồi:

– Trường hợp 1: Có tài xế riêng
+ Người trên ngồi ghế sau, bên phải.
+ Người nhỏ hơn ngồi ghế trước (cạnh tài xế) hoặc ghế sau, ở giữa.
+ Lúc lên xe: người trên lên trước.
+ Lúc xuống xe: người nhỏ xuống trước, mục đích là để mở cửa xe cho người trên, hoặc dìu đỡ người cao tuổi, nếu cần.

– Trường hợp 2: Chủ xe tự lái
+ Nếu chỉ có hai người thì bạn lên ghế trước ngồi (cạnh tài xế).
+ Nếu có từ ba người trở lên thì người trên lên ngồi ghế trước với chủ xe.
+ Nếu là người vợ hoặc chồng của chủ xe thì lên ngồi ghế trước.
+ Cũng có thể đàn ông lên ghế trước ngồi với chủ xe để vợ của họ ngồi dưới cùng với khách.
+ Nếu không có vợ hoặc chồng của chủ xe thì anh chị, bạn bè, đồng nghiệp… có thể ngồi ghế trước.
+ Những cặp tình nhân hay vợ chồng nên ngồi cạnh nhau.
+ Khi hai người đàn ông và hai người phụ nữ cùng đi trên xe với nhau. Hai người đàn ông nên ngồi ghế trước. Hai ghế sau nên dành cho phụ nữ. Quan điểm này dựa trên câu nói: “Đằng sau người đàn ông thành công bao giờ cũng có bóng dáng người phụ nữ”.
+ Để đảm bảo an toàn cho trẻ em, hãy để chúng ngồi ở ghế sau. Trên thị trường, hiện nay có bán ghế chuyên dụng trên xe hơi cho trẻ em.
+ Vị trí ngồi ghế sau, bên phải được cho là an toàn nhất trên xe. Vì thế, khi đi taxi, bạn hãy chọn vị trí này nhé.
+ Nếu đang có bầu hoặc chân hơi dài, bạn nên lựa chọn ghế sau. Theo thiết kế của những dòng xe hạng sang thì ghế sau bao giờ cũng rộng rãi và thoải mái hơn.

5. Ngồi xe hơi 7 chỗ:
– Hai băng trên phân chia chỗ ngồi giống như xe 4 chỗ.
– Băng sau cùng dành cho những người có vị thế nhỏ nhất.

Trên đây là một số quy tắc khi ngồi xe hơi. Các bạn cần tham khảo kỹ càng để lúc “Lên xe xuống ngựa”, các bạn được mọi người khen ngợi là con người có văn hóa, là người lịch thiệp.

Nguồn : gpcantho .com/van-hoa-giao-tiep-bai-2-van-hoa-ngoi-xe-hoi/
Chia sẻ:

Khi lái xe nên giữ khoảng cách bao xa với ô tô phía trước?

Điều này phụ thuộc vào chiếc xe của bạn đang đứng yên, di chuyển trong điều kiện bình thường hay đang lái xe trong điều kiện đường trơn trượt.

Khi đứng yên

Khi xe phía trước và xe của bạn đi phía sau cùng đến chỗ đèn đỏ, điều đó có nghĩa là cả hai xe đều phải dừng lại. Khoảng cách lý tưởng là khi bạn vẫn có thể nhìn thấy con đường phía trước với phần mép đầu của nắp capo, tương ứng khoảng hơn 2 mét.

Điều này giúp bạn có đủ không gian để lách khỏi xe phía trước trong trường hợp xe phía trước vì một lý do nào đó như thủng lốp, hỏng động cơ hoặc cấp cứu mà không thể di chuyển.

Khoảng cách đó cũng làm giảm khả năng xe bạn va chạm với xe phía trước nếu có một xe khác tông vào từ phía sau, nhờ đó xe bạn sẽ giảm thiểu hư hại nếu có va chạm xảy ra.

Hãy nhớ nếu bạn không thể nhìn thấy phần đường trước đầu xe bạn hoặc cản sau của xe phía trước thì xe của bạn đang ở quá gần với xe phía trước.

Lái xe trong điều kiện bình thường

Khi học lái xe, bạn đã được dạy cách quan sát khoảng cách bằng 3 lần chiều dài thân xe so với xe phía trước. Nhưng rắc rối của phương pháp này là nó giả định tất cả các xe đều có cùng kích thước.

Nhưng thực tế, các xe tham gia giao thông lại đa dạng kích thước từ mẫu xe hatchback cỡ nhỏ, sedan cỡ vừa, SUV cỡ trung cho đến xe bán tải cỡ lớn..., chưa kể còn các xe tải siêu trường siêu trọng. Vì vậy, điều này khiến việc xác định loại phương tiện nào sẽ được sử dụng làm cơ sở để đo lường là một thách thức.

Một phương pháp khác là đo khoảng cách theo mét. Nếu vận tốc xe dưới 60 km/h, khoảng cách an toàn phụ thuộc vào mật độ phương tiện và tình hình giao thông thực tế.

Còn từ trên 60 km/h, bạn có thể áp dụng quy tắc 30, nghĩa là lấy số vận tốc từ đi 30, ví dụ ở vận tốc 80 km/h sẽ là 50 mét (80-30=50). Thế nhưng, cách này khiến người lái xe phải ước tính trong đầu và có khả năng khiến bạn mất tập trung vào công việc quan trọng là điều khiển vô lăng.

Tiêu chuẩn được chấp nhận hiện nay là sử dụng phép đo dựa trên thời gian để đo khoảng cách giữa 2 xe, nói cách khác là quy tắc 3 giây.

Để áp dụng quy tắc 3 giây, đầu tiên hãy chọn một điểm cố định bên đường như biển báo hoặc cây xanh làm điểm tham chiếu. Khi xe phía trước chạy qua cột mốc, bạn bắt đầu đếm.

Nếu 3 giây sau, xe bạn chạy đến cột mốc này nghĩa là xe bạn đang duy trì đúng khoảng cách 3 giây với xe phía trước. Ngược lại, xe bạn đến cột mốc chưa đến 3 giây thì xe bạn đang ở gần với xe phía trước.

Lái xe trong điều kiện trời mưa

Khi chạy xe trong điều kiện trời mưa, các biện pháp phòng ngừa sẽ cần tăng lên gấp đôi, thậm chí là gấp ba lần so với lúc chạy xe trong điều kiện khô ráo.

Lý do là đường ướt ảnh hưởng đến khả năng bám đường và sự cơ động của xe bạn, vì vậy xe sẽ cần khoảng cách dừng lớn hơn một chút. Chưa kể đến việc tầm nhìn của người lái bị ảnh hưởng cũng tác động lớn đến phản ứng của xe bạn với xe phía trước.

Nếu 3 giây là khoảng cách tiêu chuẩn giữa xe phía trước và xe bạn trong điều kiện đường khô ráo, hãy dành ít nhất 6 giây khi xe bạn đang đi trên mặt đường ướt sũng nước mưa.

Khoảng cách tăng thêm đó sẽ hữu ích khi xe phía trước đột ngột dừng lại do một số nguy hiểm mà bạn không thể nhìn thấy. Điều này giúp bạn có thời gian để giảm tốc độ và di chuyển tránh một cách an toàn, thay vì đâm vào xe đó và tăng khả năng bị thương.

Hiện tại, để giúp cho người lái xe có thể giữ khoảng cách an toàn mà không phải tự tính toán, bạn cũng có thể lắp thêm thiết bị cảnh báo va chạm sớm như Mobileye hay Movon. Chỉ có điều giá bán cao từ 9,5 - 15 triệu đồng khiến các thiết bị này chưa được phổ biến.

Nguồn : vietnamnet.vn
Chia sẻ:

Các lỗi vi phạm sẽ bị CSGT giữ xe ô tô ngay lập tức lái xe cần biết

Nhiều lái xe hiện nay vẫn nghĩ, những vi phạm giao thông chỉ bị CSGT phạt tiền hoặc tước giấy phép lái xe. Tuy nhiên, ngoài bị xử phạt hành chính, người điều khiển xe ô tô còn có thể bị tạm giữ phương tiện, thậm chí tịch thu vĩnh viễn để ngăn chặn ngay vi phạm có nguy cơ cao dẫn tới tai nạn giao thông.


Theo Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP) về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt, người vi phạm sẽ bị tạm giữ phương tiện ô tô tối đa đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt (theo Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính) đối với những hành vi vi phạm như sau:

- Điều khiển xe ô tô mà trong máu, hơi thở có nồng độ cồn với bất cứ mức độ nào hoặc không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn, của người thi hành công vụ;

- Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có ma túy hoặc không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ;

- Đi ngược chiều, lùi xe trên đường cao tốc;

- Điều khiển xe ô tô không gắn biển số hoặc gắn biển số không đúng với Giấy đăng ký xe hoặc gắn biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp;

- Điều khiển xe đăng ký tạm, xe có phạm vi hoạt động hạn chế hoạt động quá phạm vi, thời hạn cho phép;

- Điều khiển xe quá niên hạn sử dụng tham gia giao thông (đối với loại xe có quy định về niên hạn sử dụng);

- Điều khiển xe không có Giấy đăng ký xe theo quy định hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe đã hết hạn sử dụng (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc);

- Sử dụng Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc bị tẩy xóa; sử dụng Giấy đăng ký xe không đúng số khung, số máy của xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc);

- Điều khiển xe không có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại xe có quy định phải kiểm định, trừ xe đăng ký tạm thời) hoặc có nhưng đã hết hạn sử dụng từ 01 tháng trở lên.

- Xe không đủ hệ thống hãm hoặc có đủ hệ thống hãm nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật;

- Gắn biển số không đúng với Giấy đăng ký xe hoặc không do cơ quan có thẩm quyền cấp.

Ngoài ra, với một số vi phạm kể trên mà không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện còn bị lực lượng chức năng tịch thu.

Cụ thể, tại điểm d, khoản 6, Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định: "Trong trường hợp không có Giấy đăng ký xe hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, không đúng số khung, số máy của xe hoặc bị tẩy xóa mà không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện (không có giấy tờ, chứng từ chuyển quyền sở hữu xe hoặc giấy tờ, chứng từ nguồn gốc xe hợp pháp) thì bị tịch thu phương tiện".
Chia sẻ:

Những hạng mục được phép và từ chối đăng kiểm xe ôtô

Cục Đăng kiểm Việt Nam mới đây đã đưa ra các hạng mục được đánh giá thuộc khiếm khuyết, hư hỏng không quan trọng, không ảnh hưởng tới an toàn kĩ thuật và bảo vệ môi trường (ATKT & BVMT), vẫn được cấp Giấy chứng nhận kiểm định ATKT & BVMT theo quy định.


- Thứ nhất: màu sơn không đúng màu sơn ghi trong Giấy đăng ký xe; Dán đề can lên thân, vỏ xe.

- Thứ hai: thân vỏ, buồng lái, thùng hàng bị lọt khí từ động cơ, khí xả vào trong khoang xe, buồng lái; trường hợp xước lớp sơn phủ của xe mà không gây móp méo không làm ảnh hưởng đến nhận dạng của xe; lưới tản nhiệt, mặt ca lăng thay thế có cùng hình dáng, kích thước, vật liệu với lưới tản nhiệt, mặt ca lăng cũ, không làm thay đổi kết cấu của xe.

Cho phép xe tải đã nhiều năm sử dụng thay thế tôn bọc thùng hàng bằng các các loại tôn bọc mới mà không làm thay đổi kích thước, khối lượng và kết cấu thùng hàng cũ.

Trường hợp xe tải khung mui, phủ bạt có lắp thêm tôn thành thùng hàng để phục vụ mục đích che mưa nắng không đúng với thiết kế của nhà sản xuất, trung tâm đăng kiểm hướng dẫn khách hàng thực hiện theo Điều 6 Thông tư số 07/VBHN-BGTVT ngày 11/3/2021 của Bộ Giao thông vận tải quy định về cải tạo phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và phải đảm bảo việc lắp đặt không ảnh hưởng đến kích thước, khối lượng và kết cấu của xe.

- Thứ ba: bậc lên xuống bị gỉ, thủng (bao gồm cả bậc lên xuống lắp đặt thêm nhưng không làm thay đổi chiều rộng và khoảng sáng gầm xe).

- Thứ tư: lắp thêm các vật làm hạn chế tầm nhìn của người lái theo hướng phía trước, hai bên. Ví dụ: tấm chắn nắng kính chắn gió phía trước, camera hành trình,...

- Thứ năm: đèn chiếu sáng phía trước, bao gồm thấu kính, gương phản xạ mờ, nứt bao gồm: Đèn chiếu sáng thay mới đảm bảo cùng hình dạng, kích thước, loại bóng đèn (sợi đốt, halogen, led, bixenon) và không làm thay đổi kết cấu hệ thống điện của xe.

Đèn sương mù, đèn gầm lắp đặt ở vị trí thấp hơn đèn chiếu sáng, có ánh sáng màu vàng hoặc trắng, có chùm sáng luôn hướng xuống.

- Thứ sáu: áp suất lốp không đúng. Ngoài ra, xe được phép lắp lốp có thông số kỹ thuật cung cấp bởi nhà sản xuất (thường ghi rõ trong sách thông số kỹ thuật của xe hoặc tem dán vị trí cửa xe, nắp bình xăng hoặc trên các trang web thông tin của hãng sản xuất).

Không kiểm tra và đánh giá hạng mục hình dáng la-zăng của vành bánh xe; Trung tâm đăng kiểm có trách nhiệm bổ sung thêm thông số kỹ thuật các loại lốp được phép lắp thay thế theo thông tin của nhà sản xuất lên Giấy chứng nhận Kiểm định ATKT &BVMT.

Tuy nhiên, các trung tâm đăng kiểm vẫn có thể từ chối đăng kiểm với những phương tiện vi phạm các điều dưới đây

- Không trang bị thiết bị giám sát hành trình

Căn cứ Nghị định 91/2009 về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô, có 5 loại ô tô phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (hộp đen) bao gồm xe vận chuyển hành khách theo tuyến cố định, xe buýt, xe kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, xe kinh doanh vận chuyển khách du lịch xe kinh doanh vận tải hàng hóa bằng container. Nếu không lắp hộp đen, các loại xe kể trên sẽ bị từ chối đăng kiểm.

- Điều chỉnh hệ thống đèn xe


Theo khoản 2, điều 55, Luật Giao thông đường bộ, nếu chủ sở hữu thay hệ thống đèn sai với thiết kế của nhà sản xuất sẽ bị phạt 1 triệu đồng. Những hành vi thay đổi đèn xe, lắp đặt thêm đèn LED, đèn sương mù, đèn phía sau mà không đúng với nguyên bản đều vi phạm lỗi trên.

- Lắp thêm ghế đối với xe van 2 chỗ ngồi

Xe van thường không có hàng ghế sau nên một số người sử dụng đã chế thêm bộ phận này để chở được nhiều người hơn. Theo phòng Kiểm định xe cơ giới (Cục Đăng kiểm Việt Nam), việc lắp ghế sau cho xe Van (dù có sử dụng hay không) là sai quy định, sẽ không được đăng kiểm.

Đồng thời, nếu hành vi kể trên bị lực lượng cảnh sát giao thông kiểm tra, phát hiện, chủ sở hữu có thể bị phạt hành chính từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. Cùng với đó, người vi phạm buộc phải khắc phục bằng cách tháo bỏ hàng ghế sau, quay về nguyên trạng ban đầu như thiết kế của nhà sản xuất.

- Thay đổi cấu trúc xe


Các chủ xe tải thường mắc lỗi cơi nới thùng hàng có chiều cao vượt quá chiều cao quy định, thông số kỹ thuật cho phép nhằm vận chuyển nhiều hàng hóa hơn. Hành vi này sẽ bị các trung tâm từ chối đăng kiểm cho đến khi cấu trúc toàn bộ phương tiện được đưa về nguyên bản.

- Chưa hoàn thành phí phạt nguội

Nếu chưa đóng tiền phạt nguội do vi phạm giao thông, chắc chắn chủ sở hữu sẽ không đạt đăng kiểm. Hiện nay, các trung tâm đăng kiểm yêu cầu người sử dụng hoàn thành phí phạt nguội mới bắt đầu thực hiện kiểm tra xe.

- Lắp thêm các phụ kiện khác với thiết kế nguyên bản

Theo cơ quan đăng kiểm, nếu xe lắp thêm cản trước, cản sau hay giá nóc vượt quá kích thước hiện trạng của xe theo tỷ lệ lần lượt dài, rộng, cao là 4 cm, 3 cm, 4 cm sẽ bị từ chối đăng kiểm. Các linh kiện khác có nguy cơ khiến xe không đạt đăng kiểm bao gồm cánh gió sau, bậc bước chân lên/xuống, vè che mưa, cụm đèn, mặt ca-lăng, mâm (vành), giá nóc.
Chia sẻ: