Đi sửa điều hoà ô tô, chủ xe bất ngờ bị yêu cầu bổ máy hết 40 triệu đồng

Mang ô tô đến gara kiểm tra tại sao điều hòa không mát nhưng chủ xe lại bất ngờ được thông báo phải thay thế nhiều thứ và cần bổ máy để đại tu lại.

Cách đây ít ngày, gara ô tô Lê Văn Tạch có gặp trường hợp một vị khách ở Vĩnh Phúc mang chiếc xe ô tô KIA Morning 2011 đến để kiểm tra hệ thống điều hòa do chủ xe không còn thấy mát khi sử dụng.

Dựa theo kết quả kiểm tra sơ bộ, thay vì nhận được những thông tin về hệ thống điều hòa, chủ xe lại được nhân viên xưởng thông báo động cơ xe có thể đang gặp vấn đề nghiêm trọng, cần phải tháo máy để kiểm tra chi tiết.Động cơ bị quá nhiệt là một trong những nguyên nhân khiến cho điều hòa mất khả năng làm mát. (Ảnh: NVCC)

Sau khi tiến hành gỡ mặt máy để kiểm tra, chủ xe đã không khỏi bất ngờ khi nhiều bộ phận bên trong bị cháy đen, lòng xi lanh có dấu hiệu của việc lọt nước.

"May mắn là chủ xe đã kịp thời mang xe đến để kiểm tra nên động cơ chưa bị tình trạng bó máy, tay biên cũng chưa bị cong dù đã có dấu hiệu của việc nước lọt vào bên trong buồng đốt", kỹ sư Lê Văn Tạch kể lại.

Nguyên nhân khiến chiếc xe này đang bị mất điều hòa mát được xác định là do bộ tản nhiệt động cơ bị thủng khiến nước làm mát không đủ, dẫn đến động cơ bị quá nhiệt. Khi động cơ bị quá nhiệt, hộp điều khiển động cơ sẽ chuyển tín hiệu đến hộp điều khiển điều hòa để ngắt máy nén (lốc).

Vì thế, người chủ đã phải để xe lại ở gara để xử lý cũng như thay thế các bộ phận gặp vấn đề. Trong đó nặng nhất là phải thay mặt máy và đại tu lại toàn bộ cụm động cơ. Chi phí sửa chữa và thay thế dự tính khoảng gần 40 triệu đồng.

Kỹ sư Tạch cho biết chủ xe trong quá trình sử dụng đã thấy màn tap-lô hiện cảnh báo về mức nước làm mát thấp nhưng do chưa có kinh nghiệm và kiến thức về ô tô nên khi thấy hụt nước làm mát thì chỉ bổ sung thêm vào cho đủ, chứ không nghĩ điều này sẽ gây ảnh hưởng nhiều thứ khác, trong đó có hệ thống điều hòa.
 
Cách xác định nguyên nhân điều hòa không còn mát

Nếu đang đi xe ô tô mà điều hòa bị mất khả năng mát thì thường có hai khả năng xảy ra. Một là do hệ thống điều hòa có vấn đề, hai là do động cơ quá nóng. Cách nhận biệt được điều hòa mất khả năng làm mát do lỗi hệ thống điều hòa hay do động cơ quá nhiệt sẽ dựa vào cảm giác của người lái.Việc không chú ý đến quá trình làm mát động cơ đã khiến chủ xe phải bỏ một khoản tiền không nhỏ để thay thế các bộ phận hỏng hóc. (Ảnh: NVCC)

Dấu hiệu của lỗi do động cơ bị quá nhiệt thường sẽ cảm nhận được xe rung và ồn hơn bình thường, hoặc có hiện tượng bị ì khi đạp ga. Nếu khi đó chủ xe vẫn tiếp tục cố gắng cho xe di chuyển thì sẽ rất hại động cơ, có thể dẫn tới bó máy và thổi gioăng, nặng hơn là cong tay biên.

Thực tế, rất nhiều người lái xe không biết rằng động cơ đang bị quá nhiệt là một trong những nguyên nhân khiến cho điều hòa trên xe không còn mát, mà thường chỉ nghĩ là do hệ thống điều hòa gặp vấn đề.

Còn nếu lỗi do hệ thống điều hòa có vấn đề, thường liên quan đến máy nén (lốc). Trong đó, một số yếu tố khiến máy nén bị hư đến từ việc nạp gas kém chất lượng, dàn nóng điều hòa bị bẩn, quạt giải nhiệt bị hỏng, thiếu dầu bôi trơn, ổ bi cạnh bugi lốc điều hòa bị hỏng hoặc bạc đạn lốc lạnh điều hòa bị hư.

Nhưng vấn đề thường xuất phát từ việc máy nén điều hòa ô tô không được bảo dưỡng thường xuyên. Theo kỹ sư Lê Văn Tạch, lỗi liên quan đến hệ thống điều hòa sẽ có chi phí sửa chữa ít tốn kém hơn.
 
Chủ động kiểm tra xe thường xuyên hơn vào mùa nắng nóng

Khi vào mùa hè nắng nóng, những người sử dụng xe ô tô cần chú ý nhiều hơn đến các hệ thống làm mát bằng cách vệ sinh các đường ống dẫn nước làm mát, quạt tản nhiệt, két nước.


Trong trường hợp thấy nước làm mát động cơ bị hao hụt nhanh sau một lần bổ sung thì người dùng cần đến ngay các xưởng dịch vụ để khắc phục vấn đề này càng sớm càng tốt.

Ngay cả trong trường hợp khẩn cấp, tuyệt đối không dùng nước khoáng hay nước lã để thay thế cho nước làm mát chuyên dụng, chủ xe nên sử dụng loại nước tinh khiết để tránh hiện tượng đóng cặn và ăn mòn các bộ phận trong hệ thống làm mát.

"Bảo dưỡng xe ô tô định kỳ và đúng cách các hệ thống làm mát sẽ không chỉ giúp chiếc xe vận hành trơn tru, mà còn giúp những người ngồi trong xe luôn có được bầu không khí mát mẽ, dễ chịu trong những ngày nắng nóng. Quan trọng hơn là bạn sẽ tiết kiệm được cả thời gian và tiền bạc", kỹ sư Tạch chia sẻ.

Theo : vietnamnet. vn
Chia sẻ:

Hai hiểu nhầm về kiểm soát hành trình trên ôtô

Xe luôn tiết kiệm nhiên liệu hơn khi dùng kiểm soát hành trình và tốc độ luôn không đổi là hai quan niệm chưa chính xác.

Các chuyên gia đào tạo lái xe của các hãng cho biết, họ nhận được nhiều câu hỏi về hệ thống kiểm soát hành trình như cách sử dụng, lợi ích. Tuy vậy, nhiều tài xế chưa hiểu chính xác. Dưới đây là hai hiểu nhầm cơ bản.

1. Kiểm soát hành trình luôn luôn tiết kiệm nhiên liệu

Cruise Control là kiểm soát tốc độ (ga tự động) chứ không phải kiểm soát nhiên liệu tiêu thụ. Nhiệm vụ của hệ thống này là duy trì tốc độ mà tài xế lựa chọn mà không cần quan tâm tới những yếu tố khác. Vì vậy, khi gặp đường lên dốc cao xe sẽ tăng cường ga để bù lại phần giảm tốc do trọng lực. Điều đó đồng nghĩa với việc, nhiên liệu tiêu tốn sẽ nhiều hơn.

Các nút điều chỉnh trên vô-lăng.

Nếu là tài xế chủ động, có thể lợi dụng quán tính của lần xuống dốc trước để lên dốc sau, tính toán dải tốc độ phù hợp để không phải đạp quá nhiều ga mà xe vẫn đạt được khả năng vận hành mong muốn. Điều này Cruise Control không thể làm.

Tuy vậy, nếu chỉ xét trên đường bằng phẳng, thông thoáng như cao tốc, đi bằng kiểm soát hành trình có khả năng tiết kiệm nhiên liệu hơn. Bởi lẽ, khi đó vòng tua máy sẽ ổn định hơn so với tài xế chủ động chân ga.

2. Tốc độ xe luôn giữ như tốc độ tài xế thiết lập

Điều này chỉ đúng khi đi đường bằng phẳng hoặc lên dốc. Khi đó xe can thiệp bằng ga để giữ tốc độ. Tuy vậy, khi xuống dốc, tốc độ xe sẽ lớn hơn, vì ngoài tốc độ cruise control đang duy trì, còn có thêm quán tính.

Ví dụ, xe đang duy trì 90 km/h, bất ngờ đường dốc xuống, khi đó tốc độ sẽ tăng lên khoảng 5 km/h, tức ngưỡng 95 km/h, nếu dốc dài có thể lên tới 100 km/h. Nhưng lúc này xe không còn bơm ga, chỉ đơn thuần do lực kéo của quán tính.

Adaptive Cruise Control giúp xe duy trì khoảng cách với xe trước.

Hiện nhiều xe còn có công nghệ kiểm soát hành trình tùy chỉnh (Adaptive Cruise Control). Xe sử dụng radar để quét vùng không gian phía trước giúp duy trì khoảng cách tới xe phía trước bằng cách tự phanh. Ví dụ: khi bạn chạy cruise control 100 km/h, khoảng cách 80 m với xe phía trước. Nếu xe trước đi chậm lại, xe tự động phanh để chạy chậm lại, vẫn duy trì khoảng cách. Sau đó khi xe trước tăng tốc trở lại, xe của bạn cũng sẽ tăng tốc theo. Tất nhiên, tốc độ tối đa không vượt quá mức 100 km/h đã thiết lập.

Minh Hy vnexpress. net
Chia sẻ:

Mối nguy hiểm khi bật điều hòa ngủ trong ô tô được chuyên gia phân tích

Bật điều hòa ngủ trong ô tô là thói quen của một số chủ sở hữu. Điều này khiến người trong xe có khả năng bị hôn mê, dẫn tới nguy hiểm tới tính mạng.

Với những tiện nghi bao gồm máy lạnh, không gian kín, nhiều chủ sở hữu phương tiện coi ô tô như một "căn lều di động". Khi thời tiết nắng nóng diện rộng, kết hợp tình trạng mất điện, họ sử dụng xe hơi để thay thế phòng ngủ. Tuy nhiên, nếu nổ máy, đóng kín cửa, ở trong ô tô quá lâu, chúng ta có thể gặp nguy hiểm bởi tình trạng thiếu khí Oxy.

Ngủ trong ô tô có thể dẫn tới nguy cơ ngạt thở.

Về vấn đề này, chuyên gia Nguyễn Mạnh Thắng, tạp chí Whatcarvn giải thích: "Ô tô phát thải ra nhiều khí carbon và khói bụi. Do đó, khi xe hơi đang đỗ với tình trạng nổ máy, đóng kín cửa, các khí thải có thể lọt vào bên trong, vì ô tô không kín hoàn toàn. Trong khi đó, khoang cabin chỉ sở hữu không gian hẹp. Điều này sẽ khiến người ngủ trong ô tô với thời gian dài có thể bị hôn mê, dẫn tới tử vong bởi thiếu dưỡng khí".

Đồng thời, anh Thắng cũng cho biết khi ngủ nhưng xe di chuyển, khả năng trên sẽ ít xảy ra hơn. Do trong quá trình lăn bánh, môi trường của ô tô thay đổi liên tục, tránh tình trạng khí thải bị tích tụ.

Biện pháp an toàn trong trường hợp ngủ trong ô tô

Vào mùa hè, nhiệt độ cao khiến khoang cabin tăng nhiệt độ trong thời gian ngắn. Do đó, khi ngủ hầu như mọi tài xế đều chọn bật điều hòa. Ở tình huống này, chúng ta cần đỗ xe ở nơi thông thoáng, có gió nhẹ để tránh việc khí thải tích tụ dày đặc xung quanh phương tiện. Cùng với đó, khi nhiệt độ thời tiết trở lạnh như ở miền bắc Việt Nam, tài xế nếu muốn chợp mắt, có thể tắt điều hòa và mở hé cửa sổ.

Dù bật điều hòa, tài xế vẫn cần mở hé cửa sổ.

Người điều khiển xe hơi cần chú ý hai nguyên tắc bao gồm mở hé cửa kính và đặt báo thức trong khoảng 15 phút. Đồng thời, cần chốt tất cả cửa xe nhằm tránh kẻ gian đột nhập.

Đặc biệt, ngủ trên xe chỉ nên là biện pháp bất đắc dĩ. Không nên thay thế xe hơi một phòng ngủ ở nhà, nhằm giảm thiểu tâm lý chủ quan.

Theo : tienphong .v n
Chia sẻ: